image banner
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024

Tháng 5 năm 2024, hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, đạt được kết quả khả quan trên hầu hết các lĩnh vực. Sản xuất vụ lúa đông xuân đạt kết quả khá phấn khởi, đồng thời giá các cây trồng chủ lực của tỉnh tiếp tục duy trì ở mức cao so với cùng kỳ tạo động lực cho người nông dân đầu tư, sản xuất vụ tiếp theo; chăn nuôi không có dịch bệnh lớn xảy ra, tiếp tục hình thành và phát triển mạnh các chuỗi gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,30% so với tháng trước và tăng 5,33% so với cùng kỳ. Hoạt động thương mại, dịch vụ, vận tải phát triển khá mạnh, tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, du lịch và phát triển thương mại dịch vụ. Tình hình cụ thể trong tháng như sau:

 I. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tháng 5/2024 cơ bản ổn định, chủ yếu người nông dân tập trung chăm một số diện tích lúa hè thu sớm và một số cây ăn quả chủ yếu như: chanh, thanh long,... sản lượng thủy sản trong tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, tình hình chăn nuôi ổn định.

1. Nông nghiệp

a. Trồng trọt

Cây lúa

- Lúa mùa 2023-2024: Gieo sạ đạt 1.088 ha, giảm 17,64% so với cùng kỳ. Đã thu hoạch xong, diện tích thu hoạch 1.088 ha (giảm 17,64%); năng suất đạt 44,14 tạ/ha (tăng 8,13%), năng suất tăng do thay đổi cơ cấu giống lúa dài ngày sang ngắn ngày, giá lúa tăng cao người dân tập trung đầu tư chăm sóc; sản lượng ước đạt 4.803 tấn (giảm 10,94%).

- Lúa đông xuân 2023-2024: Đã gieo sạ đạt 235.719 ha, tăng 4,68% so cùng kỳ. Diện tích tăng chủ yếu từ lúa thu đông năm 2023 của các huyện Vùng Đồng Tháp Mười chuyển sang, đồng thời giá lúa năm nay tương đối cao so với năm trước nên bà con nông dân gieo sạ tối đa diện tích hiện có. Tính đến thời điểm 15/5/2024, đã thu hoạch xong, diện tích thu hoạch đạt 235.719 ha, tăng 4,68% so cùng kỳ. Năng suất đạt 66,06 tạ/ha (giảm 2,57%), năng suất giảm là do trà lúa ở đầu vụ (lúa thu đông chuyển sang) có năng suất thấp, một số diện tích bị bệnh phấn trắng, sâu năn, sâu đục thân…. sản lượng đạt 1.557.082 tấn (tăng 2,00%).

- Lúa hè thu 2024: Đến thời điểm 15/5/2024 diện tích gieo cấy ước đạt 135.000 ha, tăng 1,57% so cùng kỳ, diện tích tăng chủ yếu là do nông dân tranh thủ thu hoạch lúa đông xuân, xuống giống sớm vụ hè thu, tập trung tại huyện Tân Thạnh và một số xã của Thị xã Kiến Tường, huyện Tân Hưng.

Tình hình sâu bệnh trên lúa hè thu 2024: Bệnh đạo ôn lá (540 ha), ốc bươu vàng (417 ha), rầy phấn trắng (300 ha), bệnh lem lép hạt (130 ha), bệnh cháy bìa lá (130 ha), sâu đục thân (348 ha), chuột (128 ha), bọ trĩ (152 ha), rầy nâu (25 ha), sâu keo (24 ha), nghẹt rễ (57 ha), … gây hại trên trà lúa giai đoạn mạ, đẻ nhánh đòng, trổ.

Một số cây hàng năm khác: Rau các loại trồng được 6.215 ha, giảm 9,00% so cùng kỳ, diện tích giảm do ảnh hưởng của thời tiết, giá lúa cao nên người nông dân chuyển sang trồng lúa; cây bắp (ngô) 242 ha (giảm 1,52%).

Biểu 1. Diện tích gieo trồng một số cây trồng chủ yếu

            (đến ngày 15/5/2024)

 

Thực hiện cùng kỳ năm trước (ha)

Thực hiện kỳ báo cáo (ha)

Thực hiện kỳ báo cáo so với cùng kỳ năm trước (%)

Diện tích gieo cấy lúa

 

 

 

Lúa đông xuân

225.171

235.719

104,68

Lúa mùa

1.321

1.088

82,36

Lúc hè thu

132.914

135.000

101,57

Diện tích gieo trồng một số cây khác

 

 

 

Ngô

246

242

98,48

Thanh long

7.492

7.678

102,48

Chanh

11.373

11.256

98,97

Rau đông xuân các loại

6.829

6.215

91,00

Một số cây lâu năm chủ yếu

- Cây thanh long: Diện tích ước đạt 7.678 ha, tăng 2,48% so cùng kỳ. Diện tích trồng chủ yếu tập trung ở huyện Châu Thành, Tân Trụ, Tân An.

- Cây chanh: Diện tích ước đạt 11.256 ha, giảm 1,03% so cùng kỳ. Diện tích giảm do một số diện tích đất chuyển sang xây dựng nhà dân cư.

Tình hình tiêu thụ

Giá một số nông sản bình quân tháng 5 năm 2024 so với tháng 4 năm 2024 dao động như sau: Lúa vụ đông xuân loại thường 8.539 đồng/kg (giảm 106 đồng/kg); lúa vụ hè thu loại thường 9.440 đồng/kg (giảm 139 đồng/kg), nếp 8.806 đồng/kg (tăng 109 đồng/kg); bắp (ngô) hạt khô 8.000 đồng/kg (bằng tháng 4/2024); thanh long ruột trắng 18.000 đồng/kg (tăng 1.000 đồng/kg); thanh long ruột đỏ 33.970 đồng/kg (tăng 2.233 đồng/kg); chanh không hạt 14.668 đồng/kg (giảm 5.726 đồng/kg),...

Hình 1. Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm

Anh-tin-bai

 

b. Chăn nuôi        

Trong tháng triển khai tiêm phòng miễn phí vắc xin lở mồm long móng trên gia súc đợt 1 năm 2024. Triển khai các hoạt động khống chế dịch bệnh dịch tả heo Châu Phi, Dại tại huyện Tân Hưng và huyện Đức Huệ.

Biểu 2. Sản phẩm chăn nuôi tháng 5 năm 2024

 

Đơn vị tính

Chính thức cùng kỳ năm trước

Ước thực hiện tháng 5/2024

So sánh cùng kỳ (%)

I. Gia súc

 

 

 

 

1. Trâu

tấn

41

37

89,81

2.

tấn

900

700

77,78

                Sữa bò

tấn

2.749

2.200

80,02

3. Lợn

tấn

2.500

2.200

88,00

II. Gia cầm

 

 

 

 

1. Thịt gia cầm

tấn

3.094

2.600

84,03

              Trong đó: Thịt gà

tấn

2.640

2.300

87,12

2. Sản lượng trứng

1000 quả

59.300

63.000

106,24

              Trong đó: trứng gà

1000 quả

54.333

55.000

101,23

 Ước tháng 5 năm 2024, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng là 37 tấn (giảm 10,19% so với cùng kỳ); thịt bò 700 tấn (giảm 22,22%); thịt lợn 2.200 tấn (giảm 12%); thịt gia cầm 2.600 tấn (giảm 15,97%); trứng gia cầm 63.000 nghìn quả (tăng 6,24%), trong đó: thịt gà 2.300 tấn (giảm 12,88%), trứng gà 55.000 nghìn quả (tăng 1,23%). Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 207 tấn (giảm 2,50% so với cùng kỳ); thịt bò 4.156 tấn (giảm 4,90%); thịt lợn 9.233 tấn (giảm 3,20%); thịt gia cầm 23.230 tấn (tăng 19,28%); trứng gia cầm 293.304 nghìn quả (tăng 8,80%), trong đó: thịt gà 17.799 tấn (tăng 16,33%), trứng gà 251.230 nghìn quả (tăng 7,33%).

Tình hình dịch bệnh: Từ đầu năm đến nay bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 38 hộ thuộc 23 xã ở 7 huyện: Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa, Thủ Thừa và Châu Thành với tổng tiêu hủy là 1.060 con, trọng lượng 55.145,9 kg. Bệnh dại động vật xảy ra 8 trường hợp tại 7 xã ở 3 huyện: Đức Hòa, Đức Huệ, Tân Hưng. Bệnh cúm gia cầm xảy ra tại 01 hộ thuộc xã Hòa Khánh Đông, huyện Đức Hòa với tổng số gia cầm tiêu hủy là 2.010 con. Các bệnh còn lại như: lở mồm long móng, heo tai xanh, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò không có phát sinh.

Công tác phòng chống dịch bệnh

Lũy kế đến nay, toàn tỉnh đã tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng 65.329 liều trên trâu, bò và heo; bệnh dại 92.204 liều; bệnh heo tai xanh 7.600 liều; bệnh cúm gia cầm 1.608.604 liều; bệnh viêm da nổi cục 15.377 liều; bệnh tụ huyết trùng trâu, bò 7.601 liều; phun 5.298 lít khử trùng tiêu độc tại các ổ dịch dịch tả heo Châu Phi và bệnh Dại.

Tình hình tiêu thụ

Giá sản phẩm chăn nuôi bình quân tháng 5 năm 2024 so với tháng trước dao động như sau: giá thịt trâu hơi 60.010 đồng/kg (giảm 70 đồng/kg); thịt bò hơi 77.084 đồng/kg (tăng 790 đồng/kg); thịt heo hơi 60.249 đồng/kg (tăng 1.945 đồng/kg), gà ta thịt hơi 93.467 đồng/kg (giảm 154 đồng/kg), vịt thịt hơi 51.821 đồng/kg (tăng 1.242 đồng/kg).

2. Lâm nghiệp

Diện tích rừng trồng mới tập trung: Ước tháng 5/2024, trên địa bàn tỉnh có 90 ha diện tích rừng trồng mới (tăng 12,50% so cùng kỳ). Lũy kế từ đầu năm đến nay có 244 ha diện tích trồng mới (tăng 2,35%).

Hình 2. Diện tích rừng trồng mới và sản lượng lâm nghiệp

5 tháng đầu năm 2024

Anh-tin-bai

 

Tình hình khai thác: Ước tháng 5/2024, sản lượng gỗ khai thác được 6.500 m³, giảm 23,53% so với cùng kỳ; củi khai thác được 7.000 ster (giảm 24,73%). Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, sản lượng gỗ khai thác 56.200 m³ (giảm 4,26% so với cùng kỳ); củi khai thác 64.000 ster (giảm 3,96%).

Tình hình cháy rừng: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 7 vụ cháy, không gây thiệt hại về rừng.

3. Thủy sản

Sản lượng thủy sản tháng 5/2024 ước đạt 13.768 tấn, tăng 28,84% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 11.386 tấn (tăng 34,10%); tôm đạt 1.776 tấn (tăng 1,36%); thủy sản khác đạt 606 tấn (tăng 36,72%). Trong 5 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản ước đạt 62.288 tấn, tăng 14,68% so với cùng kỳ (cá đạt 51.175 tấn, tăng 18,09%; tôm đạt 8.527 tấn, giảm 1,62%; thủy sản khác đạt 2.586 tấn, tăng 11,85%).

Biểu 3. Sản lượng thủy sản tháng 5 năm 2024

Đơn vị tính: Tấn

 

Ước thực hiện tháng 5/2024

Lũy kế từ đầu năm đến cuối tháng 5/2024

Tháng 5/2024 so 5/2023 (%)

Lũy kế so cùng kỳ (%)

Tổng

13.768

62.288

128,84

114,68

I. Thủy sản khai thác

578

2.689

94,15

94,72

1. Sản lượng khai thác thủy sản biển

326

1.197

118,57

98,99

2. Sản lượng khai thác thủy sản nội địa

252

1.492

76,96

93,37

II. Thủy sản nuôi trồng

13.190

59.599

130,83

115,69

1. Cá

11.000

49.302

136,16

119,23

2. Tôm

1.690

8.195

101,21

98,48

3. Thủy sản khác

500

2.102

149,79

114,13

- Thủy sản nuôi trồng: Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng ước đạt 13.190 tấn, tăng 30,83% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 11.000 tấn (tăng 36,16%); tôm 1.690 tấn (tăng 1,21%); thủy sản khác 500 tấn (tăng 49,79%). Thủy sản nuôi trồng năm tháng đầu năm ước đạt 59.599 tấn, tăng 15,69% so với cùng kỳ (cá đạt 49.302 tấn, tăng 19,23%; tôm 8.195 tấn, giảm 1,52%; thủy sản khác 2.102 tấn, tăng 14,13%). Trong tháng sản lượng cá tra nuôi công nghiệp ước 9.700 tấn, tăng 44,11% so với cùng kỳ năm trước; lũy kế 5 tháng đầu năm đạt 42.095 tấn, tăng 24,44% so với cùng kỳ.

- Thủy sản khai thác: Sản lượng thủy sản khai thác tháng 5/2024 ước 578 tấn, giảm 5,85% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá 386 tấn (giảm 6,35%); tôm 86 tấn (tăng 4,33%); thủy sản khác 106 tấn (giảm 1,66%). Sản lượng thủy sản khai thác nội địa ước 252 tấn, giảm 23,04% so với cùng kỳ. Sản lượng thủy sản khai thác biển ước 326 tấn, tăng 18,57% so với cùng kỳ, trong đó: Cá 147 tấn (tăng 24,41%); tôm 83 tấn (tăng 2,37%); thủy sản khác 96 tấn (tăng 26,82%).

Lũy kế đến nay, sản lượng thủy sản khai thác ước 2.689 tấn, giảm 5,28% so với cùng kỳ, trong đó: Cá 1.873 tấn (giảm 5,52%); tôm 332 tấn (giảm 4,15%); thủy sản khác 484 tấn (tăng 1,16%). Sản lượng khai thác biển 1.197 tấn, giảm 1,01% so với cùng kỳ (cá 532 tấn, giảm 5,14%; tôm 325 tấn, giảm 4,62%; thủy sản khác 340 tấn, tăng 10,52%).

Hình 3. Sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm 2024

so với cùng kỳ năm 2023

Anh-tin-bai

 

- Tình hình tiêu thụ: Giá thủy sản bình quân tháng 5/2024 so với tháng trước dao động như sau:

+ Tôm sú: Loại 30 con/kg có giá 224.890 đồng/kg (giảm 3.146 đồng/kg); loại 40 con/kg, giá 194.870 đồng/kg (giảm 1.740 đồng/kg); loại từ 40 con/kg trở lên, giá 169.647 đồng/kg (tăng 1.631 đồng/kg).

+ Tôm thẻ chân trắng: Loại cỡ 110 con/kg có giá 85.000 đồng/kg (giảm 3.000 đồng/kg), loại cỡ 80 con/kg, giá 94.574 đồng/kg (giảm 4.284 đồng/kg); loại cỡ 60 con/kg, giá 117.418 đồng/kg (giảm 6.313 đồng/kg); loại cỡ 40 con/kg, giá 129.695 đồng/kg (giảm 5.012 đồng/kg).

+ Thủy sản khác: Cá tra loại size từ 0,7 đến dưới 1 kg/con có giá 20.078 đồng/kg (giảm 731 đồng/kg); loại size từ 1 kg/con trở lên 22.205 đồng/kg (tăng 162 đồng/kg); cá trê nuôi 26.919 đồng/kg (tăng 199 đồng/kg); ếch 87.681 đồng/kg (tăng 927 đồng/kg); cá lóc đồng 116.765 đồng/kg (tăng 235 đồng/kg);…

II. Sản xuất công nghiệp

Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trong tháng tiếp tục phát triển, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,33% so với cùng kỳ. Trong đó, chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo trong tháng tăng 5,06%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,64%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,04%.

Biểu 4. Chỉ số sản xuất công nghiệp một số ngành chủ yếu

Đơn vị tính: %

 

Tháng 5/2024 so với tháng 4/2024

Tháng 5/2024 so với cùng kỳ

Tổng số

102,30

105,33

Chia theo ngành CN cấp 1

 

 

1. Công nghiệp chế biến, chế tạo

102,59

105,06

2. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,...

97,69

108,64

3. Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải,...

103,01

110,04

Một số ngành công nghiệp chủ yếu (ngành công nghiệp cấp 2)

 

 

1. Sản xuất chế biến thực phẩm

102,41

101,10

2. Dệt

102,35

106,26

3. Sản xuất trang phục

105,92

97,60

4. Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan

99,65

112,13

5. Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ

98,23

102,40

6. Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy

109,84

128,38

7. Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic

109,16

113,65

8. Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác

92,72

93,97

9. Sản xuất kim loại

101,74

94,25

10. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,...

97,69

108,64

11. Khai thác, xử lý và cung cấp nước

103,33

110,86

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 5 tháng đầu năm 2024 tăng 5,20% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,86%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,46%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,49%.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 5 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp như: ngành sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 37,98%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 24,04%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 20,36%; sản xuất đồ uống tăng 13,16%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 12,73%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng tăng 12,65%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 11,80%.

Hình 4. Chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2024

so với cùng kỳ năm 2023

Anh-tin-bai

 

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 5/2024 có mức tăng cao so cùng kỳ như: máy và thiết bị cơ khí khác có chức năng riêng biệt chưa được phân vào đâu (tăng 89,62%); thiết bị bán dẫn khác (tăng 74,24%); bia đóng chai (tăng 54,40%); áo sơ mi cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc (tăng 53,13%); sản phẩm gia dụng và sản phẩm phục vụ vệ sinh khác bằng plastic (tăng 48,47%); thanh nhôm, que nhôm, nhôm ở dạng hình (tăng 29,87%); túi xách (tăng 29,18%); bia đóng lon (tăng 23,41%);... 

Lũy kế đến cuối tháng 5 năm 2024 có 46/68 nhóm sản phẩm có tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước: có 17/46 nhóm sản phẩm tăng trên 20%, như: thiết bị bán dẫn khác 4.426 nghìn chiếc (tăng 96,36%); hộp và thùng bằng giấy nhăn và bìa nhăn 14.220 nghìn chiếc (tăng 60,57%); cà phê bột các loại 4.823 tấn (tăng 58,81%); giày, dép có đế hoặc mũ bằng da 1,78 triệu đôi (tăng 56,77%); cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục khác 2.404 tấn (tăng 45,70%); dây cách điện đơn dạng cuộn bằng đồng 1,68 nghìn tấn (tăng 28,44%); thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn) 87,87 triệu chiếc (tăng 23,92%); áo sơ mi cho người lớn dệt kim hoặc đan móc 8,19 triệu cái (tăng 21,57%);... Có 12/46 nhóm sản phẩm tăng từ 10 - 20%, như: ván ép từ gỗ và các vật liệu tương tự 109,55 nghìn m3 (tăng 19,73%); sản phẩm in khác 2,48 tỷ trang (tăng 18,65%); sản phẩm gia dụng và sản phẩm phục vụ vệ sinh khác bằng plastic 63,18 nghìn tấn (tăng 16,63%); bia đóng chai 537,59 nghìn lít (tăng 14,93%); hạt điều khô 29,75 nghìn tấn (tăng 14,80%); nước uống được 35,57 triệu m3 (tăng 12,73%); bia đóng lon 7,40 triệu lít (tăng 10,64%);... Có 17/46 nhóm sản phẩm tăng dưới 10%, như: thức ăn cho thuỷ sản 351,72 nghìn tấn (tăng 9,33%); điện thương phẩm 3.092 triệu kwh (tăng 8,95%); giường bằng gỗ các loại 3,32 nghìn chiếc (tăng 8,88%); phân bón và các hỗn hợp nitơ khác chưa phân vào đâu 30,05 nghìn tấn (tăng 6,55%); dầu và mỡ bôi trơn 2,35 nghìn tấn (tăng 3,44%); vải dệt thoi từ sợi tơ (filament) tổng hợp 56,41 triệu m² (tăng 2,86%);...

Có 22/68 nhóm sản phẩm có tốc độ giảm so cùng kỳ, gồm: Có 7/22 nhóm sản phẩm có tốc độ giảm trên 20%, như: thân xe có động cơ dùng cho xe vận tải hàng hóa và xe chở từ 10 người trở lên 193 cái (giảm 50,51%); sắt, thép không hợp kim dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác 118,05 nghìn tấn (giảm 46,89%); sắt, thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm 10,77 nghìn tấn (giảm 39,51%); dịch vụ sản xuất hoá dược và dược liệu 17,87 tỷ đồng (giảm 29,16%); bộ phận của thiết bị phân phối và điều khiển điện 430 tấn (giảm 22,10%);... Có 10/22 nhóm sản phẩm giảm từ 10 - 20%, như: dịch vụ vận hành hệ thống thoát nước 7,32 tỷ đồng (giảm 18,07%); sơn và vecni, tan trong môi trường không chứa nước 14,09 nghìn tấn (giảm 17,17%); bao bì đóng gói khác bằng plastic 33,94 nghìn tấn (giảm 15,06%); thuỷ hải sản đã được chế biến bảo quản khác dùng làm thức ăn cho người 1,19 nghìn tấn (giảm 13,08%); ba lô 5,38 triệu cái (giảm 12,63%); thức ăn cho gia súc 238,60 nghìn tấn (giảm 10,28%);... Có 5/22 nhóm sản phẩm giảm dưới 10%, như: điốt phát sáng 155,31 triệu chiếc (giảm 9,04%); áo sơ mi cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc 528,40 nghìn cái (giảm 6,10%); cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại 39,16 nghìn tấn (giảm 6,02%); thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên 279,73 triệu viên (giảm 4,20%); cấu kiện làm sẵn cho xây dựng hoặc kỹ thuật dân dụng, bằng xi măng, bê tông hoặc đá nhân tạo 178,71 nghìn tấn (giảm 4,07%);...

Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp ước tính tháng 5 năm 2024 tăng 1,36% so với tháng trước và tăng 1,59% so với cùng kỳ. Trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,39% so với tháng trước và tăng 1,63% so tháng cùng kỳ; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí giảm 0,09% so với tháng trước và giảm 0,70% so cùng kỳ; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải không đổi so với tháng trước và tăng 0,35% so tháng cùng kỳ. Lũy kế đến cuối tháng 5/2024, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp giảm 2,89% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,96%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,19%; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 0,17%.

III. Hoạt động doanh nghiệp

Trong tháng 5/2024, có 163 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 24% so cùng kỳ), tổng số vốn đăng ký 945 tỷ đồng (giảm 36% so cùng kỳ); có 23 doanh nghiệp thông báo tạm ngừng hoạt động và hiện nay đã có thông báo hoạt động trở lại (giảm 21% so cùng kỳ); có 56 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh (tăng 80% so cùng kỳ); giải thể 18 doanh nghiệp (giảm 25% so cùng kỳ).

Trong 5 tháng đầu năm 2024, có 912 doanh nghiệp được thành lập mới (tăng 34% so với cùng kỳ), tổng số vốn đăng ký 7.930 tỷ đồng (tăng 34%); có 233 doanh nghiệp thông báo tạm dừng hoạt động và hiện nay đã có thông báo hoạt động trở lại (tăng 20%); tạm ngừng hoạt động kinh doanh 535 doanh nghiệp (tăng 40%); giải thể 103 doanh nghiệp (tăng 10%).

IV. Đầu tư phát triển

Công tác xúc tiến, thu hút, hỗ trợ đầu tư trong tháng tiếp tục được quan tâm thực hiện. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả trong thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn mình quản lý, quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ tích cực để các nhà đầu tư triển khai nhanh các dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn.

Ước thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 5 năm 2024 đạt 723,67 tỷ đồng, tăng 1,18% so tháng trước và tăng 19,65% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 544,63 tỷ đồng, tăng 1,3% so tháng trước và tăng 14,04% so cùng kỳ năm trước; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 179,04 tỷ đồng, tăng 0,81% so tháng trước và tăng 40,72% so cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024 vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý ước đạt 2.800,99 tỷ đồng, tăng 46,21% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 2.078,63 tỷ đồng, tăng 35,97%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 722,36 tỷ đồng, tăng 86,64%.

Biểu 5. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Đơn vị tính: Tỷ đồng

 

Thực hiện 4/2024

Dự tính 5/2024

So sánh cùng kỳ năm trước (%)

Tổng

715,21

723,67

119,65

I. Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh

537,61

544,63

114,04

1. Vốn cân đối ngân sách tỉnh

155,61

163,00

81,02

2. Vốn TW hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu

286,02

236,53

162,26

3. Vốn nước ngoài (ODA)

0,33

0,31

4,02

4. Xổ số kiến thiết

95,65

144,79

117,71

II. Vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện

177,60

179,04

140,72

1. Vốn cân đối ngân sách huyện

165,70

168,25

146,96

2. Vốn khác

11,90

10,79

84,70

 

Hình 5. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước

5 tháng đầu năm 2024

Anh-tin-bai

 

V. Thương mại, giá cả

1. Nội thương

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 năm 2024 đạt 8.557,27 tỷ đồng, tăng 3,35% so tháng trước và tăng 21,77% so cùng kỳ. Trong đó: bán lẻ ước đạt 5.535,05 tỷ đồng, tăng 3,34% so tháng trước và tăng 29,09% so cùng kỳ; dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước đạt 873,20 tỷ đồng, tăng 1,76% so tháng trước và tăng 14,48% so cùng kỳ; dịch vụ khác ước đạt 2.149,02 tỷ đồng, tăng 4,03% so tháng trước và tăng 8,72% so cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt 41.581,27 tỷ đồng, tăng 15,34% so cùng kỳ. Trong đó, bán lẻ hàng hóa ước đạt 26.654,06 tỷ đồng (tăng 19,06%); dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước đạt 4.241,70 tỷ đồng (tăng 13,17%); dịch vụ khác ước đạt 10.685,51 tỷ đồng (tăng 7,75%).

Biểu 6. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Đơn vị tính: Tỷ đồng

 

Ước tính
tháng 5
năm 2024

Tháng 5/2024
so với tháng trước (%)

Tháng 5/2024 so với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng

8.557,27

103,35

121,77

Bán lẻ hàng hóa

5.535,05

103,34

129,09

Dịch vụ lưu trú

29,78

106,42

110,07

Dịch vụ ăn uống

838,92

101,95

114,59

Du lịch lữ hành

4,50

62,58

125,81

Dịch vụ khác

2.149,02

104,03

108,72

 

Hình 6. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

5 tháng đầu năm 2024

Anh-tin-bai

 

2. Giá cả

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 3,17% so với cùng kỳ. Có 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước, gồm: nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,50% (do giá tăng tập trung vào các mặt hàng như dụng cụ cá nhân không dùng điện tăng 1,14%; hàng chăm sóc cơ thể tăng 2,64%; đồ trang sức tăng 1,61%), đóng góp vào mức tăng chung CPI 0,22 điểm phần trăm; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,37%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,31%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,28%; nhóm giáo dục tăng 0,10%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,08%. Có 4/11 nhóm có CPI không đổi so với tháng trước là nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch. Có 1/11 nhóm hàng hóa dịch vụ có chỉ số giá giảm là nhóm giao thông giảm 2,06% (giá xăng giảm 4,75%, dầu diesel giảm 5,07%  so với tháng trước, do chịu ảnh hưởng của giá xăng dầu thế giới; xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina), đóng góp vào mức giảm chung CPI 0,14 điểm phần trăm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng đầu năm 2024 tăng 4,09% so với cùng kỳ năm trước. Có 11/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với cùng kỳ, gồm: nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 9,60%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 7,61%; nhóm giáo dục tăng 6,50%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,38%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,19%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 3,23%; nhóm giao thông tăng 2,24%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,14%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,89%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,98%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,45%. 

Hình 7. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 năm 2024

Anh-tin-bai

 

Chỉ số giá vàng tháng 5/2024 tăng 3,97% so với tháng trước, tăng 32,46% so với cùng kỳ năm trước, tăng 22,86% so với tháng 12 năm 2023; chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5/2024 tăng 1,33% so với tháng trước, tăng 7,74% so với cùng kỳ năm trước, tăng 4,26% so với tháng 12 năm 2023. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024 chỉ số giá vàng tăng 23,28% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số giá đô la Mỹ tăng 5,11%.

VI. Vận tải, du lịch

Vận tải: Tổng doanh thu vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 5 năm 2024 ước đạt 567,56 tỷ đồng, tăng 4,59% so tháng trước và tăng 18,08% so cùng kỳ.

Doanh thu vận tải hành khách ước đạt 70,02 tỷ đồng (tăng 1,34% so tháng trước và tăng 29,29% so cùng kỳ); khối lượng vận chuyển hành khách ước đạt 2.048,63 nghìn lượt người (tăng 0,28% so tháng trước và tăng 22,64% so cùng kỳ). Khối lượng luân chuyển hành khách ước đạt 47.036,73 nghìn lượt người.km (tăng 0,04% so tháng trước và tăng 15,48% so cùng kỳ).

Doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 267,99 tỷ đồng (tăng 5,40% so tháng trước và tăng 12,43% so cùng kỳ); khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 1.624,52 nghìn tấn (tăng 2,82% so tháng trước và tăng 3,06% so cùng kỳ); khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 61.370,77 nghìn tấn.km (tăng 2,92% so với tháng trước và tăng 4,89% so cùng kỳ).

Tổng doanh thu vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2.711,13 tỷ đồng, tăng 21,11% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Doanh thu vận tải hành khách đạt 329,90 tỷ đồng, tăng 41,39% so cùng kỳ; khối lượng vận chuyển hành khách ước đạt 10.473,48 nghìn lượt người, tăng 27,39% so cùng kỳ; luân chuyển hành khách ước đạt 238.074,72 nghìn lượt người.km, tăng 27,36% so cùng kỳ. Doanh thu vận tải hàng hóa đạt 1.272,04 tỷ đồng, tăng 12,63% so cùng kỳ; khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 8.450,90 nghìn tấn, tăng 4,36% so cùng kỳ; luân chuyển hàng hóa ước đạt 328.151,41 nghìn tấn.km, tăng 3,15% so cùng kỳ.

Biểu 7. Vận tải hành khách/hàng hóa

tháng 5/2024 phân theo ngành vận tải

 

Số lượt hành khách/

hàng hóa

Tốc độ tăng/giảm so với
cùng kỳ năm trước (%)

Vận

chuyển

Luân

chuyển

Vận

chuyển

Luân

chuyển

Hành khách

(Nghìn HK/ nghìn HK.km)

2.048,63

47.036,73

122,64

115,48

Đường thủy nội địa

468,18

3.598,75

212,54

217,60

Đường bộ

1.580,45

43.437,98

108,98

111,16

Hàng hóa

(Nghìn tấn/ nghìn tấn.km)

1.624,52

61.370,77

103,06

104,89

Đường thủy nội địa

786,82

42.659,66

95,46

100,47

Đường bộ

837,70

18.711,11

111,39

116,58

Hình 8. Khối lượng vận tải hành khách và hàng hóa

          5 tháng đầu năm 2024

Anh-tin-bai

 

Du lịch: Long An đã và đang nỗ lực quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu thông tin du lịch, văn hóa, lễ hội, ẩm thực đến du khách trong và ngoài nước; không ngừng xây dựng hình ảnh du lịch vui tươi, lành mạnh và an toàn. Trong tháng 5, khách du lịch đến Long An ước đạt 102.000 lượt người, tăng 56% so với cùng kỳ, trong đó có 2.000 lượt khách quốc tế; doanh thu ước đạt 50 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, trong đó có 3 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (đã được cấp giấy phép) và 15 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (7 doanh nghiệp đã được cấp giấy phép); 289 cơ sở lưu trú du lịch với 4.714 phòng.

VII. Tài chính, tiền tệ

Tài chính: Lũy kế từ đầu năm đến ngày 22/5/2024, thu ngân sách nhà nước đạt 12.393,42 tỷ đồng, đạt 58,22% dự toán và tăng 48,02% so cùng kỳ. Trong đó: thu nội địa đạt 10.779,76 tỷ đồng, bằng 60,91% dự toán và tăng 52,94% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 1.613,66 tỷ đồng, bằng 44,95% dự toán và tăng 21,87% so cùng kỳ.

Hình 9. Thu, chi ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm 2024

Anh-tin-bai

 

Tổng chi ngân sách địa phương là 8.473,87 tỷ đồng, đạt 44,39% dự toán tỉnh giao và giảm 1,42% so cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển là 4.748,41 tỷ đồng, đạt 73,50% dự toán và giảm 14,41% so cùng kỳ; chi thường xuyên là 3.724,85 tỷ đồng, đạt 37,28% dự toán và tăng 22,29% so cùng kỳ.

Tiền tệ: Tổng nguồn vốn huy động đến cuối tháng 5/2024 ước đạt 106.176 tỷ đồng, tăng 1,87% so với đầu năm và tăng 10,08% so cùng thời điểm năm trước; tổng dư nợ tín dụng ước đạt 137.808 tỷ đồng, tăng 3,53% so với đầu năm và tăng 12,02% so cùng thời điểm năm trước. Nợ xấu 2.306 tỷ đồng, tăng 40,35% so với đầu năm và tăng 8,67% so cùng thời điểm năm trước; tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh là 1,67%.

Hình 10. Huy động vốn, dư nợ tín dụng tháng 5 năm 2024

Anh-tin-bai

 

VIII. Một số vấn đề xã hội

 1. Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội

Trong tháng 5 năm 2024, công tác an sinh trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Công tác chăm lo đời sống, người có công với cách mạng, mừng thọ người cao tuổi, thăm, tặng quà hộ nghèo, hộ khó khăn và các đối tượng bảo trợ xã hội được quan tâm.

Trong tháng, cơ sở cai nghiện ma túy Long An tiếp nhận 47 học viên (38 bắt buộc, 4 tự nguyện, 5 lưu trú tạm thời). Tính đến thời điểm hiện tại, cơ sở cai nghiện ma túy Long An đang quản lý 881 học viên (867 bắt buộc, 9 tự nguyện, 5 học viên lưu trú tạm thời).

 2. Giáo dục

Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định phê duyệt phương án xét tốt nghiệp trung học cơ sở năm học 2023 - 2024 và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Theo đó, việc tổ chức xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở năm học 2023 – 2024 căn cứ các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản hướng dẫn các phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố chỉ đạo tổ chức xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cho học sinh để làm cơ sở thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông. Đối với cấp trung học phổ thông, theo kế hoạch kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày là 27 và 28/6. Toàn tỉnh thành lập 01 Hội đồng thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024; dự kiến có 36 điểm thi đặt tại các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và trung học phổ thông, trung học cơ sở trên địa bàn của 15 huyện, thị xã, thành phố và dự kiến có 15.800 thí sinh đăng ký dự thi.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức khai mạc Liên hoan tiếng hát tuổi mầm non cấp tỉnh năm học 2023 - 2024 nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024). Liên hoan tiếng hát tuổi mầm non cấp tỉnh năm học 2023 - 2024 với sự tham gia của 15/15 huyện, thị xã, thành phố gồm 24 đội, 105 tiết mục và 594 trẻ diễn ra trong 3 ngày từ 15 - 17/5/2024. Nội dung về ca ngợi tình yêu đối với quê hương, đất nước, Đảng, Bác Hồ, biển đảo, truyền thống cách mạng, nhà trường, thầy cô và bạn bè, thể hiện ước mơ, tình cảm của các bé đối với chính bản thân, gia đình và xã hội; ca ngợi những tấm gương tốt, tiêu biểu, tình thầy trò, yêu ngành nghề, yêu trường lớp.

 3. Y tế

Hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được kiểm soát chặt chẽ. Theo báo cáo từ Sở Y tế một số bệnh được ghi nhận đến cuối tháng 4 năm 2024 như: Bệnh sốt xuất huyết ghi nhận 422 ca (giảm 70,03% so với cùng kỳ); bệnh tay chân miệng 515 ca (tăng 221,88%); bệnh quai bị 2 ca (giảm 66,67%); bệnh thủy đậu 63 ca (giảm 13,70%); bệnh tiêu chảy 488 ca (giảm 9,12%); bệnh viêm gan siêu vi B 1.322 ca (tăng 3,77%).

Đến cuối tháng 4 năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 104 ca nhiễm HIV (47 ca nội tỉnh và 57 ca ngoại tỉnh), giảm 28,28% so với cùng kỳ. Số bệnh nhân còn sống đang được quản lý 4.286 ca (3.397 ca nội tỉnh và 889 ca ngoại tỉnh). Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra ngộ độc thực phẩm.

4. Lao động, việc làm

Trong tháng 5/2024, tỉnh đã tuyển sinh đào tạo 3.360 lao động, lũy kế 9.259 người (277 cao đẳng, 67 trung cấp, 3.040 sơ cấp, 5.875 thường xuyên), đạt 36,41% kế hoạch. Cấp mới 287 giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài; thẩm định nội quy lao động 24 doanh nghiệp; thẩm định, xác nhận 15 doanh nghiệp khai báo các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động với 85 thiết bị. Có 4.417 người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, xét duyệt 3.060 người; lũy kế 13.511 người; xét duyệt 10.142 người; chi trợ cấp thất nghiệp 76,9 tỷ đồng, lũy kế 248,7 tỷ đồng; 15.204 lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm, lũy kế 81.816 lượt người; 38 lượt người hỗ trợ học nghề, lũy kế 282 người.

5. Văn hóa - thể thao

Văn hóa: Trong tháng 5/2024, toàn tỉnh tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), ngày Quốc tế Lao động (01/5), ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024… tuyên truyền thực hiện “Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tiết kiệm điện, phòng chống dịch bệnh, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm... với các hình thức tuyên truyền trực quan (800 tấm băng rôn, pa nô), trang trí cờ các loại, lượt xe tuyên truyền lưu động, thay đổi khẩu hiệu trên pano điện tử, trưng bày, triển lãm ảnh và đăng bài tuyên truyền lên trang thông tin điện tử trên địa bàn 15 huyện, thị xã, thành phố.

Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An biểu diễn các chương trình nghệ thuật phục vụ lễ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), tri ân các Anh hùng liệt sĩ và khánh thành giai đoạn 2 Di tích lịch sử Quốc gia Khu vực Đồn Long Khốt.

Thể thao: Trong tháng 5/2024, đội bơi của tỉnh tham gia thi đấu giải ba môn phối hợp (bơi, chạy, trượt đồi cát) Bình Thuận mở rộng lần thứ X năm 2024 đạt hạng 7 cá nhân nam, hạng 3 đồng đội nam, hạng 2 toàn đoàn. 01 vận động viên của tỉnh tham gia thi đấu giải vô địch điền kinh U20 Châu Á tại DUBAI - UAE xuất sắc đạt 02 huy chương bạc. Tổ chức trận đấu giải bóng đá hạng nhất quốc gia Bia Sao Vàng năm 2023/2024 giữa Long An - Trường Tươi Bình Phước. Đội bóng chuyền nữ VTV - Bình Điền Long An tham gia thi đấu giải cúp bóng chuyền nữ quốc tế VTV9 - Bình Điền năm 2024 tại tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh còn tổ chức 31 giải thể thao phong trào.

6. Tình hình cháy nổ, bảo vệ môi trường

Cháy nổ: Trong tháng 5 năm 2024, trên địa bàn tỉnh, phát sinh 1 vụ cháy, nổ (bằng so với tháng trước và cùng kỳ), không có thương vong về người, ước tính thiệt hại 800 triệu đồng.

Lũy kế từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 6 vụ cháy (tăng 4 vụ so với cùng kỳ năm trước), không có người chết và bị thương, ước tính thiệt hại 1.307,68 triệu đồng.

Bảo vệ môi trường: Trong tháng, trên địa bàn tỉnh, phát hiện 1 vụ vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường (bằng với tháng trước, so cùng kỳ tăng 1 vụ). Tổng số tiền xử phạt 70 triệu đồng.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh phát hiện 12 vụ vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường (tăng 12 vụ so với cùng kỳ). Tổng số tiền xử phạt 475,49 triệu đồng.

7. Tai nạn giao thông

Trong tháng 5 năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 30 vụ tai nạn giao thông đường bộ (tăng 2 vụ so tháng trước và giảm 5 vụ so cùng kỳ), làm chết 19 người (tăng 2 người so với tháng 4/2024 và tăng 2 người so cùng kỳ), bị thương 17 người (bằng với tháng trước và tăng 7 người so cùng kỳ). Không xảy ra tai nạn giao thông đường thủy.

Hình 11. Tình hình tai nạn giao thông 5 tháng đầu năm 2024

Anh-tin-bai

 

Lũy kế từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 127 vụ tai nạn giao thông đường bộ (giảm 42 vụ so cùng kỳ năm trước), làm chết 68 người (giảm 46 người), bị thương 79 người (tăng 14 người). Giao thông đường thủy không có phát sinh.

Bieu KT_XH 5.2024.xlsx

 

image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1