Kinh tế thế giới 9 tháng đầu năm 2024 tiếp tục gặp nhiều rủi ro, bất ổn, tác động tiêu cực đến tăng trưởng bền vững. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, gia tăng căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự leo thang ở một số quốc gia làm suy yếu hệ thống thương mại đa phương, cản trở đầu tư, gây bất định cho cả sản xuất và tiêu dùng, đồng thời làm tăng biến động tài chính. Bên cạnh đó, tần suất và mức độ nghiêm trọng của thiên tai đã tăng lên theo thời gian và còn tiếp tục tăng hơn nữa do biến đổi khí hậu đã đe dọa an ninh lương thực, an ninh năng lượng, bất ổn xã hội.
Trong nước, với quyết tâm tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế - xã hội theo mục tiêu đề ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện giải pháp, chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Bộ, ngành, địa phương đã theo dõi chặt chẽ những biến động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, đồng thời nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, giải pháp, từ đó tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Long An, dưới sự điều hành, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Tỉnh ủy, sự quan tâm sâu sắc, giám sát thường xuyên của Hội đồng nhân dân tỉnh, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Ủy ban nhân dân tỉnh và sự nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của các sở, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh; triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực ngay từ đầu năm với tinh thần vượt lên khó khăn, thách thức, kịp thời khắc phục những hạn chế bất cập,… Kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2024 của tỉnh tiếp tục xu hướng tích cực, quý sau tốt hơn quý trước; các ngành, lĩnh vực đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo đà tăng trưởng cho quý tiếp theo. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực trong quý III và 9 tháng năm 2024 như sau:
1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tính quý III năm 2024 tăng 9,23% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 9 tháng năm 2024 tăng 6,82%. Đạt được mức tăng trưởng trên cho thấy chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, sự điều hành, chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, các ngành, sự nổ lực vượt qua khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh đã phát huy hiệu quả trong điều kiện kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, bất ổn, lạm phát vẫn neo ở mức cao, xung đột địa chính trị và cạnh tranh chiến lược của các nước lớn. Với kết quả tăng trưởng trên, Long An đứng thứ 38 của cả nước và đứng thứ 3/13 tỉnh/thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Trong mức tăng trưởng 9 tháng đầu năm của tỉnh, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,15%, đóng góp 0,56 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,87%, đóng góp 4,44 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,53%, đóng góp 1,44 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,21%, đóng góp 0,38 điểm phần trăm.
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng phân theo khu vực kinh tế
Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,74% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 50,37%; khu vực dịch vụ chiếm 25,97%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,92% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2023 là: 17,08%; 50,72%; 26,20%; 6,0%).
Biểu đồ 2: Cơ cấu GRDP 9 tháng năm 2024
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
a. Nông nghiệp
- Lúa mùa 2023-2024: Diện tích gieo cấy 1.088 ha, giảm 17,64% so với cùng kỳ. Diện tích đất canh tác vụ mùa của tỉnh hiện nay chỉ còn 2 huyện Cần Đước và Cần Giuộc, đây là vùng ven hạ lưu sông Vàm Cỏ thường xuyên ngập mặn, nguồn nước phục vụ sản xuất bị thiếu hụt; nhiều diện tích đất đã quy hoạch khu công nghiệp. Đã thu hoạch xong, diện tích thu hoạch đạt 1.088 ha, giảm 17,64% so với cùng kỳ. Năng suất đạt 44,15 tạ/ha, tăng 8,13% so cùng kỳ, năng suất tăng do tình hình thời tiết thuận lợi, giá lúa cao, người dân tập trung chăm sóc. Sản lượng đạt 4.803 tấn, giảm 10,94% so cùng kỳ.
- Lúa đông xuân 2023-2024: Diện tích gieo cấy đạt 235.719 ha, tăng 4,68% so cùng kỳ. Đã thu hoạch xong, diện tích thu hoạch đạt 235.719 ha, tăng 4,68% so cùng kỳ; năng suất thu hoạch đạt 66,06 tạ/ha (giảm 2,57%); sản lượng đạt 1.557.082 tấn (tăng 2%).
- Lúa hè thu 2024: Diện tích gieo sạ đạt 222.134 ha, tăng 2,01% so với cùng kỳ. Diện tích thu hoạch vụ hè thu 222.134 ha, tăng 3,17%. Các huyện vùng Đồng Tháp Mười thường xuống giống sớm và kết thúc thu hoạch vụ vào giữa tháng 9; riêng các huyện phía Nam của tỉnh thu hoạch chậm hơn do nắng hạn, độ mặn cao nên xuống giống trễ. Năng suất thu hoạch đạt 53,57 tạ/ha, giảm 1,09% so cùng kỳ, diện tích vụ hè thu sạ sớm bị ảnh hưởng dịch bệnh rầy phấn trắng, nắng nóng kéo dài, dẫn đến năng suất vụ hè thu giảm. Sản lượng thu hoạch đạt 1.189.902 tấn, tăng 2,03% so cùng kỳ.
- Lúa thu đông 2024: Tính đến thời điểm hiện tại đã gieo sạ ước đạt 73.700 ha, tăng 2,29% so với cùng kỳ năm 2023, diện tích tăng chủ yếu ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh (do các huyện Tân Thạnh, Tân Hưng, Vĩnh Hưng và thị xã Kiến Tường gieo sạ sớm). Diện tích lúa thu đông của các huyện vùng Đồng Tháp Mười thường không ổn định, phụ thuộc vào tình hình ngập lũ và thời tiết. Đến thời điểm cuối tháng 9/2024, diện tích thu hoạch đạt 39.000 ha, tăng 2,65% so cùng kỳ. Năng suất thu hoạch ước đạt 54 tạ/ha, giảm 0,89% so cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch ước đạt 210.600 tấn, tăng 1,74% so cùng kỳ.
Tình hình sâu bệnh: Trên lúa hè thu và thu đông có các loại sâu bệnh và sinh vật gây hại như: bệnh đạo ôn lá (135 ha), rầy nâu (10 ha), ốc bươu vàng (417 ha),... gây hại chủ yếu trên các trà lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh ở các huyện Tân Hưng, Mộc Hóa, Đức Hòa, Tân Trụ và thị xã Kiến Tường.
Diện tích một số cây hàng năm khác: Cây bắp (ngô) trồng được 284 ha (giảm 8,37%), sản lượng đạt 1.354,87 tấn (tăng 18,05%); cây đậu phộng trồng được 159 ha (tăng 10,32%), sản lượng đạt 495,86 tấn (tăng 14,46%); cây khoai mì (sắn) trồng được 1.143 ha (tăng 55,40%), sản lượng đạt 9.456 tấn (tăng 66,74%); rau, đậu các loại trồng được 12.359,88 ha (giảm 9,23%), sản lượng đạt 172.906 tấn (giảm 9,70%).
Một số cây lâu năm chủ yếu
- Cây thanh long: Diện tích ước tính 7.916 ha, tăng 3,47% so cùng thời điểm năm trước. Diện tích trồng chủ yếu ở huyện Châu Thành, một số hộ phá bỏ những diện tích già cỗi để trồng lại và đầu tư chăm sóc lại những diện tích trồng hiện có, các huyện còn lại ít phát triển thêm. Sản lượng thu hoạch ước đạt 157.256 tấn, tăng 4,05% so với cùng kỳ.
- Cây chanh: Diện tích ước tính 11.294 ha, giảm 0,69% so cùng thời điểm năm trước. Diện tích giảm do một số diện tích đất chuyển sang xây dựng nhà dân cư, đường giao thông.
Biểu 1. Diện tích gieo trồng một số cây trồng chủ yếu
ước 9 tháng năm 2024
|
Thực hiện cùng kỳ năm trước (ha)
|
Thực hiện kỳ báo cáo (ha)
|
Thực hiện kỳ báo cáo so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Diện tích gieo cấy lúa
|
|
|
|
Lúa đông xuân 2023-2024
|
225.171
|
235.719
|
104,68
|
Lúa hè thu 2024
|
217.757
|
222.134
|
102,01
|
Lúa mùa 2023-2024
|
1.321
|
1.088
|
82,36
|
Diện tích gieo trồng một số cây khác
|
|
|
Ngô
|
310
|
284
|
91,63
|
Thanh long
|
7.651
|
7.916
|
103,47
|
Chanh
|
11.372
|
11.294
|
99,31
|
Rau, đậu các loại
|
13.616
|
12.360
|
90,77
|
Ngoài ra còn một số cây lâu năm khác như: Cây dứa (thơm) diện tích ước có 1.397 ha (tăng 38,59% so cùng thời điểm năm trước), sản lượng ước đạt 23.495,20 tấn (tăng 39,29% so cùng kỳ); cây dừa diện tích ước có 2.030,80 ha (tăng 0,16%), sản lượng ước đạt 26.936,91 tấn (tăng 4,46%); cây mít diện tích ước có 3.335,6 ha (tăng 6,61%).
Tình hình tiêu thụ
Giá một số nông sản bình quân tháng 9 năm 2024 dao động so tháng trước như sau: Lúa vụ đông xuân loại thường 8.618 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; lúa đặc sản/chất lượng cao vụ đông xuân 8.655 đồng/kg, tăng 101 đồng/kg; lúa vụ hè thu loại thường 8.522 đồng/kg, tăng 6 đồng/kg; lúa đặc sản/chất lượng cao vụ hè thu 9.258 đồng/kg, tăng 106 đồng/kg; lúa vụ mùa loại thường 7.130 đồng/kg, tăng 83 đồng/kg; lúa đặc sản/chất lượng cao vụ mùa 10.518 đồng/kg, tăng 122 đồng/kg; nếp có giá 8.607 đồng/kg, tăng 161 đồng/kg; thanh long ruột đỏ 20.801 đồng/kg, tăng 3.192 đồng/kg; thanh long ruột trắng 14.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; dưa hấu 10.583 đồng/kg, tăng 709 đồng/kg;...
Hình 1: Diện tích gieo trồng, sản lượng một số cây hàng năm
Tại thời điểm 01/7/2024, đàn trâu có 5.100 con (giảm 10,53% so cùng thời điểm năm trước); đàn bò có 108.000 con (giảm 4,42%); đàn heo có 86.871 con (giảm 14,29%); đàn gia cầm có 10.289 nghìn con (tăng 4,99%), trong đó: gà là 8.058 nghìn con (tăng 2%).
Ước 9 tháng đầu năm 2024, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 375 tấn (giảm 0,53% so với cùng kỳ); thịt bò 7.854 tấn (tăng 2,27%); thịt heo 16.704 tấn (giảm 5,20%); thịt gia cầm 42.178 tấn (tăng 15,50%), trứng gia cầm 534.300 nghìn quả (tăng 5,18%).
Tình hình dịch bệnh
Bệnh Dịch tả heo Châu Phi: Lũy kế đến nay, bệnh dịch tả heo Châu Phi, xảy ra tại 42 hộ thuộc 24 xã tại 07 huyện Mộc Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Châu Thành, Thủ Thừa, Thạnh Hóa với tổng tiêu hủy là 1.212 con, tổng trọng lượng tiêu hủy 66.862,9 kg.
Bệnh Cúm gia cầm: Lũy kế từ đầu năm đến nay, dịch Cúm gia cầm xảy ra tại 01 hộ thuộc xã Hòa Khánh Đông huyện Đức Hòa với tổng số gia cầm tiêu hủy là 2.010 con.
Bệnh lở mồm long móng xảy ra tại 20 hộ, ở 01 xã của huyện Mộc Hóa với số con bệnh là 44 con, chết 0 con.
Bệnh Dại: Lũy kế từ đầu năm đến nay, bệnh Dại xảy ra 10 trường hợp trên chó tại 09 xã, 04 huyện: Đức Hòa; Tân Hưng; Đức Huệ; thị xã Kiến Tường. Ngoài ra trên người ghi nhận 03 ca tử vong do bệnh Dại/nghi Dại tại thị trấn Tân Hưng, xã Hưng Điền và Hưng Điền B huyện Tân Hưng. Các dịch bệnh khác không xảy ra.
Hình 2: Số lượng gia súc, gia cầm 9 tháng năm 2024
so với cùng thời điểm năm trước
Tình hình tiêu thụ
Giá sản phẩm chăn nuôi bình quân tháng 9 năm 2024 so với tháng trước như sau: Giá thịt trâu hơi 60.004 đồng/kg (giảm 328 đồng/kg); thịt bò hơi 77.013 đồng/kg (giảm 59 đồng/kg); thịt heo hơi 61.971 đồng/kg (giảm 569 đồng/kg); gà ta thịt hơi 94.146 đồng/kg (giảm 616 đồng/kg); vịt thịt hơi 50.238 đồng/kg (giảm 123 đồng/kg); trứng gà công nghiệp 19.979 đồng/10 quả (giảm 772 đồng/10 quả)...
b. Lâm nghiệp
Diện tích rừng toàn tỉnh hiện nay là 21.027,91 ha, trong đó: Rừng đặc dụng 1.833,79 ha; rừng phòng hộ 2.087,58 ha; rừng sản xuất 17.106,54 ha.
Diện tích rừng trồng mới tập trung: Ước 9 tháng năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 517 ha diện tích rừng trồng mới (giảm 0,50% so với cùng kỳ); cây trồng phân tán là 1.932 nghìn cây (tăng 9,77%). Trong 9 tháng năm 2024, khai thác gỗ ước đạt 98,31 nghìn m3 (giảm 3,81%), củi ước đạt 122,51 nghìn ster (tăng 4,09%).
Tình hình cháy rừng: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 7 vụ cháy, không gây thiệt hại về rừng.
Hình 3: Diện tích rừng trồng mới và sản lượng lâm nghiệp
9 tháng năm 2024
c. Thủy sản
Sản lượng thủy sản 9 tháng năm 2024 ước đạt 106.385,80 tấn, tăng 17,24% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 86.396,60 tấn (tăng 22,58%); tôm đạt 16.115 tấn (tăng 0,83%); thủy sản khác đạt 3.874,20 tấn (giảm 9,37%).
Sản lượng thủy sản khai thác trong 9 tháng năm 2024, ước đạt 4.894,40 tấn, giảm 0,36% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 3.411,10 tấn (tăng 0,03%); tôm đạt 633,20 tấn (tăng 1,13%); thủy sản khác đạt 850,10 tấn (giảm 2,92%).
Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong 9 tháng ước đạt 101.491,40 tấn, tăng 18,25% so với cùng kỳ năm trước, gồm: Cá đạt 82.985,50 tấn (tăng 23,73%), trong đó: sản lượng cá tra ước đạt 77.200 tấn (tăng 25,88%); tôm đạt 15.481,80 tấn (tăng 0,81%), trong đó gồm: tôm sú 1.085 tấn (tăng 7,87%), tôm thẻ chân trắng 14.396,80 tấn (tăng 0,32%); thủy sản khác đạt 3.024,10 tấn (giảm 11,03%).
Tình hình tiêu thụ: Giá thủy sản bình quân tháng 9 so với tháng 8 năm 2024 như sau:
+ Tôm sú: Loại 30 con/kg có giá 218.893 đồng/kg (tăng 17.010 đồng/kg); loại 40 con/kg, giá 197.886 đồng/kg (tăng 13.783 đồng/kg); loại 40 con/kg trở lên, giá 178.134 đồng/kg (tăng 15.269 đồng/kg).
+ Tôm thẻ chân trắng: Loại 110 con/kg, giá 90.000 đồng/kg (tăng 20.000 đồng/kg); loại 80 con/kg, giá 101.031 đồng/kg (tăng 20.058 đồng/kg); loại cỡ 60 con/kg, giá 116.668 đồng/kg (tăng 25.094 đồng/kg); loại 50 con/kg, giá 124.683 đồng/kg (tăng 25.085 đồng/kg); loại cỡ 40 con/kg, giá 135.324 đồng/kg (tăng 20.671 đồng/kg).
+ Thủy sản khác: Cá tra loại size từ 0,7 đến dưới 1 kg/con có giá 20.490 đồng/kg (tăng 101 đồng/kg); loại size từ 1 kg/con trở lên 26.128 đồng/kg (tăng 3.449 đồng/kg); cá diêu hồng dưới 1kg/con 38.209 đồng/kg (bằng với tháng 8/2024);...
Hình 4: Sản lượng thủy sản 9 tháng năm 2024
so với cùng kỳ năm 2023
3. Sản xuất công nghiệp
Trong 9 tháng qua, nhờ các chính sách hỗ trợ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất và tiêu thụ trong những tháng cuối năm hồi phục tích cực, tìm kiếm được nhiều đơn hàng mới so với cùng kỳ; chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng tăng 9,87% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp quý III năm 2024 tăng 15,20% so quý trước và tăng 18,35% so cùng kỳ. Trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 16,62% so quý trước và tăng 19,0% so cùng kỳ; công nghiệp điện giảm 1,88% so quý trước và tăng 10,96% so cùng kỳ; công nghiệp cung cấp nước, xử lý chất thải giảm 7,08% so quý trước và tăng 1,54% so cùng kỳ.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2024 tăng 9,87% so với cùng kỳ, trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,81%; công nghiệp điện tăng 11,56%; công nghiệp cung cấp nước, xử lý chất thải tăng 6,56%.
Biểu 2. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 và 9 tháng năm 2024
một số ngành chủ yếu
Đơn vị tính: %
|
Tháng 9 năm 2024 so với cùng kỳ
|
9 tháng năm 2024 so với cùng kỳ
|
Tổng số
|
119,03
|
109,87
|
Chia theo ngành công nghiệp cấp 1
|
|
|
1. Công nghiệp chế biến, chế tạo
|
119,75
|
109,81
|
2. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,...
|
110,68
|
111,56
|
3. Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải,...
|
100,04
|
106,56
|
Một số ngành công nghiệp chủ yếu (ngành công nghiệp cấp 2)
|
1. Sản xuất chế biến thực phẩm
|
99,22
|
100,99
|
2. Dệt
|
116,65
|
105,38
|
3. Sản xuất trang phục
|
193,22
|
132,00
|
4. Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan
|
137,64
|
101,04
|
5. Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ
|
101,31
|
108,42
|
6. Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
|
129,45
|
125,36
|
7. Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
|
109,93
|
96,86
|
8. Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác
|
129,65
|
104,32
|
9. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,...
|
110,68
|
111,56
|
10. Khai thác, xử lý và cung cấp nước
|
104,73
|
109,03
|
11. Sản xuất kim loại
|
62,10
|
88,70
|
Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 9 tháng năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp như: ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 34,87%; sản xuất thiết bị điện tăng 32,69%; sản xuất trang phục tăng 32,0%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 29,33%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 25,36%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 17,07%.
Trong 9 tháng năm 2024 có 47/71 nhóm sản phẩm có tốc độ tăng so cùng kỳ, trong đó: 21/47 nhóm sản phẩm tăng trên 20% như thanh nhôm, que nhôm, nhôm ở dạng hình, tăng 50,38% so với cùng kỳ; phân bón và các hỗn hợp nitơ khác chưa phân vào đâu (tăng 42,11%); hợp kim sắt khác (tăng 33,63%); dịch vụ phụ thuộc liên quan đến in (tăng 29,67%); cà phê bột các loại (tăng 28,59%); vải dệt thoi từ sợi tơ (tăng 27,92%); thùng, hộp bằng bìa cứng (tăng 25,35%); dịch vụ sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu (tăng 24,13%); sản phẩm in khác (tăng 23,54%); ... Có 10/47 nhóm sản phẩm tăng từ 10% đến dưới 20% như: áo sơ mi cho người lớn dệt kim hoặc đan móc (tăng 16,98%); giày, dép có đế hoặc mũ bằng da (tăng 16,79%); nước khoáng không có ga (tăng 15,67%); bê tông trộn sẵn (tăng 14,86%); điện thương phẩm (tăng 12,01%); tủ bằng gỗ khác (tăng 11,59%); thức ăn cho thuỷ sản (tăng 10,89%); ... Có 16/47 nhóm sản phẩm tăng dưới 10% như: dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế (tăng 9,87%); nước uống được (tăng 9,03%); ván ép từ gỗ và các vật liệu tương tự (tăng 8,42%); túi xách (tăng 7,55%); xi măng Portland đen (tăng 5,86%); ống tuýp, ống dẫn và ống vòi loại cứng (tăng 4,69%); hạt điều khô (tăng 3,07%); vải dệt thoi từ sợi tơ (tăng 2,13%); ... Có 24/71 nhóm sản phẩm có tốc độ giảm so với cùng kỳ, trong đó: 9/24 nhóm sản phẩm giảm trên 20% như sắt, thép không hợp kim dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác (giảm 48,52%); sơn và vẹc ni, tan trong môi trường không chứa nước (giảm 36,48%); dịch vụ vận hành hệ thống thoát nước (giảm 32,56%); bộ phận của thiết bị phân phối và điều khiển điện (giảm 26,68%); áo sơ mi cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc (giảm 21,39%); gạo đã xay xát (giảm 20,98%); ... Có 5/24 nhóm sản phẩm giảm từ 10% - 20% gồm: bao bì đóng gói khác bằng plastic (giảm 19,38%); ba lô (giảm 18,55%); sợi từ bông (staple) nhân tạo có tỷ trọng của loại bông này dưới 85% (giảm 16,84%); dịch vụ sản xuất hoá dược và dược liệu (giảm 13,66%); điốt phát sáng (giảm 10,93%). Có 10/24 nhóm sản phẩm có tốc độ giảm dưới 10% so với cùng kỳ như: bia đóng lon (giảm 8,47%); cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại (giảm 7,16%); thức ăn cho gia súc (giảm 6,64%); thuốc lá có đầu lọc (giảm 6,31%); giày, dép thể thao có đế ngoài và mũ giày bằng cao su và plastic (giảm 5,65%); các loại cấu kiện nổi khác (giảm 4,58%); …
Hình 5: Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2024
so với cùng kỳ năm 2023
Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp 9 tháng năm 2024 tăng 2,55% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,61%; ngành công nghiệp điện tăng 0,38%; ngành công nghiệp cung cấp nước, xử lý chất thải giảm 0,35%.
4. Hoạt động doanh nghiệp
a. Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Đầu tư trong nước: Lũy kế từ đầu năm 2024, thành lập mới 1.899 doanh nghiệp, tăng 41,5% so với cùng kỳ, với tổng vốn 16.271 tỷ đồng, tăng 22,26% so với cùng kỳ; giải thể 177 doanh nghiệp, tăng 7,3% so với cùng kỳ; 173 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 27,3% so với cùng kỳ; 294 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 14,8% so với cùng kỳ.
Đầu tư nước ngoài: Trong 9 tháng đầu năm 2024, cấp mới 78 dự án FDI (giảm 4 dự án), với vốn đầu tư cấp mới 474,9 triệu USD (giảm 68,67 triệu USD); điều chỉnh vốn cho 66 dự án (giảm 4 dự án), với vốn điều chỉnh tăng 165,2 triệu USD (tăng 74 triệu USD).
b. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh tại 111 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III năm 2024 cho thấy: Có 29 doanh nghiệp (chiếm 26,13%), đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý trước; 63 doanh nghiệp (chiếm 56,76%), cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 19 doanh nghiệp (chiếm 17,12%), đánh giá gặp khó khăn.
Đánh giá tình hình sản xuất trong quý IV năm 2024, theo kết quả điều tra có 36 doanh nghiệp (chiếm 32,43%), đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III năm 2024; 58 doanh nghiệp (chiếm 52,25%), cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 17 doanh nghiệp (chiếm 15,32%), dự báo khó khăn hơn.
5. Đầu tư phát triển
Trong 9 tháng năm 2024, hoạt động xúc tiến, thu hút, hỗ trợ tiếp tục được quan tâm tổ chức thực hiện. Tỉnh đã tăng cường các hoạt động kết nối, gặp gỡ, tiếp xúc với các địa phương, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp nước ngoài nhằm giới thiệu về môi trường đầu tư của tỉnh, tiếp cận với các nhà đầu tư tiềm năng mời gọi các doanh nghiệp có năng lực và tiềm lực về tài chính đầu tư các dự án có tính lan tỏa, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tổng vốn đầu tư xã hội thực hiện quý III năm 2024 ước đạt 15.921,95 tỷ đồng, tăng 14,96% so quý trước và tăng 8,96% so cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn nhà nước trên địa bàn ước đạt 3.779,60 tỷ đồng, tăng 32,44% so quý trước và giảm 5,60% so cùng kỳ; vốn ngoài nhà nước ước đạt 8.843,56 tỷ đồng, tăng 13,65% so quý trước và tăng 11,56% so cùng kỳ; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 3.298,79 tỷ đồng, tăng 2,60% so quý trước và tăng 23,00% so cùng kỳ.
Tổng vốn đầu tư xã hội thực hiện 9 tháng năm 2024 ước đạt 39.756,39 tỷ đồng, tăng 11,93% so cùng kỳ năm trước, gồm: vốn nhà nước trên địa bàn ước đạt 8.422,99 tỷ đồng (tăng 10,43%); vốn ngoài nhà nước ước đạt 22.330,94 tỷ đồng (tăng 10,49%); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 9.002,46 tỷ đồng (tăng 17,20%).
Hình 6: Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội
9 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước (tỷ đồng)
6. Thương mại, giá cả
6.1. Nội thương
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tháng 9 năm 2024 ước đạt 8.845,01 tỷ đồng, tăng 1,77% so tháng trước và tăng 16,03% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 5.590,24 tỷ đồng, tăng 2,67% so với tháng trước và tăng 17,61% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước đạt 831,12 tỷ đồng, tăng 1,99% so với tháng trước và tăng 13,16% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ khác ước đạt 2.423,65 tỷ đồng, giảm 0,31% so với tháng trước và tăng 13,50% so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý III năm 2024 ước đạt 25.843,46 tỷ đồng, tăng 2,26% so quý trước và tăng 18,33% so cùng kỳ. Trong đó: bán lẻ hàng hóa ước đạt 16.421,58 tỷ đồng, tăng 0,59% so quý trước và tăng 21,38% so cùng kỳ; dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước đạt 2.506,80 tỷ đồng, giảm 2,51% so quý trước và tăng 18,52% so cùng kỳ; dịch vụ khác ước đạt 6.915,08 tỷ đồng, tăng 8,46% so quý trước và tăng 11,62% so cùng kỳ.
Ước 9 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 75.859 tỷ đồng, tăng 17,25% so cùng kỳ. Trong đó: bán lẻ hàng hóa ước đạt 48.508,76 tỷ đồng (tăng 21,13%); dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước đạt 7.588,55 tỷ đồng (tăng 15,18%); dịch vụ khác ước đạt 19.761,69 tỷ đồng (tăng 9,40%).
Biểu 3. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
ĐVT: Tỷ đồng
|
Ước tính
quý III
năm 2024
|
Ước tính
9 tháng
năm 2024
|
So với
cùng kỳ năm trước (%)
|
|
|
Quý III
năm 2024
|
9 tháng
năm 2024
|
|
|
|
Tổng số
|
25.843,46
|
75.859,00
|
118,33
|
117,25
|
|
Bán lẻ hàng hóa
|
16.421,58
|
48.508,76
|
121,38
|
121,13
|
|
Dịch vụ lưu trú
|
79,01
|
246,55
|
101,88
|
112,21
|
|
Dịch vụ ăn uống
|
2.405,80
|
7.289,33
|
119,52
|
115,33
|
|
Du lịch lữ hành
|
21,99
|
52,67
|
89,46
|
109,98
|
|
Dịch vụ khác
|
6.915,08
|
19.761,69
|
111,62
|
109,40
|
|
Hình 7: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
9 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023
6.2. Giá cả
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2024 giảm 0,08% so với tháng trước và tăng 1,27% so cùng kỳ. Có 7/11 nhóm có CPI tăng so với tháng trước, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 0,62% (thực phẩm tăng 1,06%; lương thực tăng 0,11%), đóng góp vào mức tăng chung CPI là 0,25 điểm phần trăm; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,53% (chủ yếu do theo Kế hoạch của Bộ TT&TT đến 16/9/2024 sẽ không còn thiết bị di động sử dụng mạng 2G nên chi phí máy điện thoại di động 2G được nâng thành 4G làm giá tăng), góp vào mức tăng chung CPI 0,02 điểm phần trăm; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,28% (giá điện sinh hoạt tăng 1,12%, giá gas tăng 1,59%), đóng góp vào mức tăng chung CPI là 0,07 điểm phần trăm; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,23%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,14%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,09%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,05%. Riêng nhóm thuốc và dịch vụ y tế có chỉ số giá không đổi so với tháng 8 năm 2024. Nhóm giao thông giảm 3,06% so với tháng trước (giá xăng trong nước giảm 6,90%, dầu diesel giảm 8,42%), làm CPI chung giảm 0,26 điểm phần trăm; nhóm giáo dục giảm 2,92%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,02%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý III năm 2024 tăng 2,17% so với cùng kỳ năm trước. Có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ trong rổ hàng hóa có CPI tăng so với cùng kỳ, trong đó: nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng mạnh nhất 9,56%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 9,42%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 4,30%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,94%; nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 2,72%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,47%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 1,34%; nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 1,35%. Nhóm giáo dục giảm 16,78% so với cùng kỳ; nhóm giao thông giảm 2,55%.
Hình 8: Chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng năm 2024
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 3,35% so với cùng kỳ năm trước. Có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với cùng kỳ, trong đó: nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng mạnh nhất 9,58%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 8,25%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 4,44%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,23%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 3,05%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 1,81%; nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 1,67%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,22%; nhóm giao thông tăng 0,58%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,38%. Riêng nhóm giáo dục giảm 4,43% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá vàng tháng 9/2024 tăng 1,59% so với tháng trước và tăng 37,21% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2024 giảm 1,69% so với tháng trước và tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý III năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 35,90% so cùng kỳ; chỉ số giá đô la Mỹ tăng 5,16%. Bình quân 9 tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 28,45% so cùng kỳ; chỉ số giá đô la Mỹ tăng 5,40%.
7. Vận tải, du lịch
Vận tải: Tổng doanh thu vận tải, bốc xếp, dịch vụ bến bãi tháng 9 năm 2024 ước đạt 586,02 tỷ đồng, tăng 4,29% so tháng trước và tăng 23,22% so cùng kỳ. Trong đó: doanh thu vận tải hành khách ước đạt 84,20 tỷ đồng, tăng 5,98% so tháng trước và tăng 30,46% so cùng kỳ; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 261,85 tỷ đồng, tăng 6,07% so tháng trước và tăng 15,83% so cùng kỳ. Khối lượng vận chuyển hành khách ước 3.550,18 nghìn lượt người, tăng 6,23% so tháng trước và tăng 15,82% so cùng kỳ; luân chuyển ước đạt 89.851,94 nghìn lượt người.km, tăng 6,43% so tháng trước và tăng 30,03% so cùng kỳ. Khối lượng vận tải hàng hóa ước đạt 1.660,78 nghìn tấn, tăng 5,87% so tháng trước và tăng 13,31% so cùng kỳ; luân chuyển được 62.382,29 nghìn tấn.km, tăng 6,65% so tháng trước và tăng 5,60% so cùng kỳ.
Biểu 4. Vận tải hành khách quý III năm 2024
phân theo ngành vận tải
|
Hành khách
|
Tốc độ tăng/giảm so với
cùng kỳ năm trước (%)
|
|
Vận chuyển
(Nghìn HK)
|
Luân chuyển
(Nghìn HK.km)
|
Vận chuyển
|
Luân chuyển
|
Tổng số
|
8.639,45
|
219.360,79
|
134,54
|
143,44
|
Đường bộ
|
8.214,15
|
216.407,23
|
138,63
|
144,80
|
Đường sông
|
425,30
|
2.953,56
|
85,67
|
84,85
|
Doanh thu vận tải, bốc xếp, dịch vụ bến bãi quý III năm 2024 ước đạt 1.710,36 tỷ đồng, tăng 0,55% so quý trước và tăng 24,46% so cùng kỳ. Trong đó: doanh thu vận tải hành khách ước đạt 232,97 tỷ đồng, tăng 12,49% so quý trước và tăng 23,14% so cùng kỳ; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 774,60 tỷ đồng, giảm 5,02% so quý trước và tăng 20,68% so cùng kỳ. Khối lượng vận chuyển hành khách ước 8.639,45 nghìn lượt người, tăng 46,66% so quý trước và tăng 34,54% so cùng kỳ; luân chuyển ước đạt 219.360,79 nghìn lượt người.km, tăng 58,23% so quý trước và tăng 43,44% so cùng kỳ. Khối lượng vận tải hàng hóa ước đạt 4.827,33 nghìn tấn, tăng 0,34% so quý trước và tăng 15,58% so với cùng kỳ; luân chuyển được 178.895,43 nghìn tấn.km, tăng 0,42% so quý trước và tăng 5,51% so với cùng kỳ.
Biểu 5. Vận tải hàng hóa quý III năm 2024
phân theo ngành vận tải
|
Hàng hóa
|
Tốc độ tăng/giảm so với
cùng kỳ năm trước (%)
|
|
Vận chuyển
(Nghìn tấn)
|
Luân chuyển
(Nghìn tấn.km)
|
Vận chuyển
|
Luân chuyển
|
Tổng số
|
4.827,33
|
178.895,43
|
115,58
|
105,51
|
Đường bộ
|
2.116,52
|
45.586,43
|
103,91
|
106,43
|
Đường sông
|
2.710,81
|
133.309,00
|
126,68
|
105,20
|
Hình 9: Vận tải hành khách, hàng hóa
9 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023
Trong 9 tháng năm 2024, doanh thu vận tải, bốc xếp, dịch vụ bến bãi ước đạt 5.039,30 tỷ đồng, tăng 23,06% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: doanh thu vận tải hành khách 630,85 tỷ đồng, tăng 30,97%; vận tải hàng hóa 2.366,94 tỷ đồng, tăng 18,94%. Khối lượng vận chuyển hành khách 20.912,11 nghìn lượt người, tăng 26,68% so cùng kỳ năm trước; khối lượng luân chuyển hành khách 502.011,36 nghìn người.km, tăng 30,72%. Khối lượng vận chuyển hàng hóa 14.998,81 nghìn tấn, tăng 9,46% so cùng kỳ năm trước; khối lượng luân chuyển hàng hóa 565.913 nghìn tấn.km, tăng 4,51%.
Du lịch: Công tác tuyên truyền quảng bá, giới thiệu nét văn hóa, các làng nghề, lễ hội, các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, sản phẩm, dịch vụ du lịch Long An đến với du khách trong nước và bạn bè quốc tế được đẩy mạnh thực hiện với các hình thức tuyên truyền đa dạng, thông điệp rõ ràng, phù hợp, tạo sức lan tỏa sâu rộng.
Trong 9 tháng năm 2024, lượt khách du lịch đến Long An ước khoảng 1.175.068 lượt người, tăng 64% so với cùng kỳ (có khoảng 25.000 lượt khách quốc tế), doanh thu ước đạt 660 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước.
8. Tài chính, tiền tệ
Tài chính: Thu ngân sách nhà nước đến ngày 25/9/2024 đạt 19.523,06 tỷ đồng, bằng 91,71% dự toán giao và tăng 43,45% so cùng kỳ. Trong đó: thu nội địa đạt 16.467,27 tỷ đồng, bằng 93,04% dự toán giao và tăng 44,73% so cùng kỳ (thu xổ số kiến thiết 1.685,99 tỷ đồng, bằng 89,21% dự toán giao và tăng 8,31% so cùng kỳ); thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 3.055,79 tỷ đồng, bằng 85,12% dự toán giao và tăng 36,89% so cùng kỳ.
Hình 10: Thu, chi ngân sách Nhà nước
so với cùng kỳ năm 2023
Tổng chi ngân sách địa phương đạt 15.987,78 tỷ đồng, bằng 83,74% dự toán giao và tăng 3,62% so cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển 8.914,79 tỷ đồng, bằng 137,99% dự toán giao và giảm 6,45% so cùng kỳ; chi thường xuyên là 7.067,22 tỷ đồng, bằng 70,74% dự toán giao và tăng 21,03% so cùng kỳ.
Tiền tệ: Hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh trong 9 tháng năm 2024 ổn định, lãi suất tiền gửi và cho vay có xu hướng giảm dần.
Lãi suất huy động VND tại các ngân hàng phổ biến ở mức 0,2% năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng; 2,2% - 3,2%/năm đối với tiền gửi từ 1 tháng - dưới 6 tháng; 4,5% - 4,8%/năm đối với tiền gửi từ 6 tháng đến 12 tháng; 5,7% - 6,4%/năm đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên.
Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với các lĩnh vực ưu tiên là 3,6%/năm; lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 6,9% - 9,3%/năm.
Tổng nguồn vốn huy động đến cuối tháng 9/2024 ước đạt 111.840 tỷ đồng, tăng 7,31% so với đầu năm và tăng 11,77% so cùng thời điểm năm trước; tổng dư nợ tín dụng ước đạt 139.647 tỷ đồng, tăng 4,91% so với đầu năm và tăng 9,22% so cùng thời điểm năm trước; nợ xấu 2.462 tỷ đồng, tăng 49,85% so với đầu năm và tăng 30,40% so với cùng thời điểm năm trước.
Hình 11: Tổng vốn huy động 9 tháng năm 2024
so cùng thời điểm năm trước
9. Một số vấn đề xã hội
9.1. Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội
Trong 9 tháng năm 2024, chính sách người có công và an sinh xã hội được quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời, không phát sinh hộ đói; công tác chăm lo, nuôi dưỡng các đối tượng khó khăn, cơ nhỡ được quan tâm.
Các khoản tiền lương, trợ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và trợ cấp cho các đối tượng chính sách được cấp phát đầy đủ, kịp thời. Tính đến hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 77.529 người hưởng chính sách an sinh xã hội với số tiền 252.431,64 triệu đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ các đối tượng trợ giúp xã hội đột xuất 60 trường hợp với tổng kinh phí 8.944,60 triệu đồng. Thăm và tặng quà, học bổng, dụng cụ học tập, xe đạp cho 9.147 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đột xuất nhân dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì trẻ em, Tết Trung thu và năm học mới với tổng số tiền 6.233,19 triệu đồng. Hỗ trợ phẫu thuật tim cho 9 trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh với số tiền 431 triệu đồng, hỗ trợ kinh phí cho 127 trẻ em mồ côi do Covid-19 với số tiền 635 triệu đồng.
9.2. Giáo dục
Trong 9 tháng năm 2024, ngành Giáo dục đã tổ chức nhiều hoạt động như: tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 đồng loạt trên địa bàn tỉnh vào ngày 05/9/2024; tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025; tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia trung học phổ thông năm học 2023 - 2024 với 65 thí sinh dự thi, kết quả có 26 thí sinh dự thi đạt giải (2 giải nhì, 7 giải ba và 17 giải khuyến khích). Tổ chức Kỳ thi học sinh giỏi giải Toán trên máy tính cầm tay tỉnh Long An năm học 2023 - 2024 cho 414 học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông (kết quả đạt 14 giải Nhất, 47 giải Nhì và 79 giải Ba). Phối hợp Tỉnh đoàn tổ chức Hội thi Tin học trẻ lần thứ 26, kết quả có 43 thí sinh đạt giải (kết quả đạt 4 giải nhất, 10 giải nhì, 29 giải ba). Tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” lần thứ 16 (có 61 nhà giáo được trao tặng). Phối hợp với các Nhà xuất bản tổ chức Hội nghị giới thiệu sách giáo khoa lớp 5, lớp 9 và lớp 12 được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia vào cuối tháng 6 năm 2024, toàn tỉnh có 1 hội đồng thi do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức. Tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 15.804 thí sinh (nhiều hơn năm 2023 là 151 thí sinh). Có 36 điểm thi với 689 phòng thi đặt tại các trường trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở trên địa bàn của 15 huyện, thị xã, thành phố. Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, toàn tỉnh có 15.273 thí sinh đậu tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 99,8%, tăng 0,1% so với năm 2023 (99,7%).
9.3. Y tế
Tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh 9 tháng năm 2024 cơ bản ổn định, các bệnh truyền nhiễm được kiểm soát tốt, công tác chăm lo sức khỏe của người dân được quan tâm. Một số bệnh truyền nhiễm được ghi nhận đến cuối tháng 8 năm 2024 như: Bệnh sốt xuất huyết 968 ca (giảm 57,3% so với cùng kỳ); bệnh tay chân miệng 1.776 ca (giảm 14,9% so cùng kỳ); bệnh thủy đậu 123 ca (tăng 10,8%); bệnh lao phổi 360 ca (tăng 10,7%); bệnh quai bị 10 ca (bằng so với cùng kỳ); bệnh tiêu chảy 1.306 ca (bằng so với cùng kỳ); bệnh viêm gan B có 1.604 ca (tăng 0,7%); bệnh sởi lâm sàn 110 ca (tăng 27,5 lần so cùng kỳ).
Tổng số ca nhiễm HIV được phát hiện từ đầu năm đến cuối tháng 8 năm 2024 là 228 ca, giảm 70 ca so với cùng kỳ. Số bệnh nhân còn sống đang được quản lý là 3.451 nội tỉnh và 932 ca ngoại tỉnh. Trong 8 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh không xảy ra ngộ độc thực phẩm.
9.4. Lao động và việc làm
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Trong 9 tháng năm 2024, có 450 lao động sang nước ngoài làm việc chủ yếu tại Nhật Bản và Đài Loan; cấp 2.259 giấy phép cho người lao động nước ngoài; thẩm định nội quy 119 doanh nghiệp; xác nhận khai báo kiểm định 184 doanh nghiệp với tổng số 1.348 thiết bị.
Có 23.719 người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp; trong đó xét duyệt 20.950 người; chi trợ cấp thất nghiệp 512 tỷ đồng; 637 người được hỗ trợ học nghề, 134.124 lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh tuyển sinh đào tạo được 21.794 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 84,56%.
9.5. Văn hóa - thể thao
Văn hóa: Trong 9 tháng năm 2024, toàn tỉnh tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền mừng Đảng - mừng Xuân Giáp Thìn 2024; các ngày lễ kỷ niệm của đất nước, của tỉnh; kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với các hình thức tuyên truyền trực quan, đa dạng, tập trung đổi mới nội dung lẫn hình thức với 5.800 tấm băng rôn, pa nô; 1.825 lượt xe tuyên truyền lưu động; 100 cuộc triển lãm ảnh; thay đổi khẩu hiệu trên pano điện tử; 31.800 trang trí cờ các loại và đăng bài tuyên truyền qua trang thông tin điện tử trên địa bàn 15 huyện, thị xã, thành phố.
Tổ chức các chương trình nghệ thuật mừng Đảng mừng Xuân Giáp Thìn 2024 như chương trình văn nghệ đêm giao thừa với chủ đề “Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Giáp Thìn 2024; ghi hình và phát sóng tiết mục “Táo Long An chầu Ngọc Hoàng” phục vụ khán giả xem đài trong đêm giao thừa; chương trình nghệ thuật xiếc ban ngày và đêm phục vụ nhân dân vui xuân tại Happyland, chương trình nghệ thuật xiếc - ảo thuật phục vụ hoạt động hè… thu hút đông đảo khán giả đến xem.
Thể thao: Trong 9 tháng năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức 198 giải thể thao như giải bóng chuyền hơi nữ, bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng, bơi lội các nhóm tuổi và Giải Đua xuồng ba lá, bóng chuyền nam, nữ học sinh cấp trung học cơ sở - Cúp Xổ số kiến thiết tỉnh Long An lần thứ I - năm 2024, Taekwondo trẻ, Đá Cầu, Cầu lông các nhóm tuổi tỉnh Long An năm 2024. Tổ chức Lễ khai mạc hè, ngày Olympic trẻ em và phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước năm 2024.
Đoàn thể thao tỉnh Long An đã đóng góp cho Đoàn thể thao Việt Nam thi đấu các giải quốc tế xuất sắc đạt 02 huy chương vàng, 7 huy chương bạc, 5 huy chương đồng và thi đấu các giải cấp quốc gia đạt 52 huy chương vàng, 39 huy chương bạc, 79 huy chương đồng, vượt 40% kế hoạch.
9.6. Tình hình cháy nổ và bảo vệ môi trường
Cháy, nổ: Trong quý III năm 2024 (từ 15/6/2024 đến 14/9/2024), trên địa bàn tỉnh không phát sinh cháy, nổ.
Lũy kế đến ngày 14/9/2024, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 6 vụ cháy (tăng 1 vụ so cùng kỳ năm trước); không có người chết và bị thương; tổng giá trị thiệt hại là 1.307,68 triệu đồng (giảm 4.702,32 triệu đồng).
Bảo vệ môi trường: Trong quý III năm 2024, trên địa bàn tỉnh phát sinh 3 vụ vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường (giảm 2 vụ so quý trước và tăng 3 vụ so với cùng kỳ), số tiền phạt là 420 triệu đồng (tăng 100 triệu đồng so với quý II/2024).
Trong 9 tháng năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và xử phạt 18 vụ vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường (tăng 13 vụ so với cùng kỳ năm trước); tổng số tiền phạt là 1.090,49 triệu đồng (tăng 578,77 triệu đồng).
9.7. Tai nạn giao thông
Theo báo cáo của Ban An toàn Giao thông, trong quý III năm 2024 (từ 16/6/2024 đến 15/9/2024) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 90 vụ tai nạn giao thông (tăng 5 vụ so quý trước và tăng 15 vụ so cùng kỳ năm trước); làm chết 57 người (tăng 3 người so quý trước và giảm 2 người so cùng kỳ năm trước); bị thương 51 người (tăng 1 người so quý trước và giảm 38 người so cùng kỳ).
Trong 9 tháng năm 2024 (từ 16/01/2023 đến 15/9/2024) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 244 vụ tai nạn giao thông (giảm 29 vụ so cùng kỳ năm trước); làm chết 143 người (giảm 49 người); bị thương 146 người (tăng 25 người).
Hình 12: Tình hình an toàn giao thông
9 tháng năm 2024