image banner
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024

Nền kinh tế thế giới, tiếp tục chịu tác động của các cuộc xung đột địa chính trị kéo dài, gia tăng bất định do cạnh tranh chiến lược và tình hình bầu cử của các nước lớn tiếp tục diễn biến khó lường. Kinh tế – xã hội trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến nhanh, phức tạp của tình hình thế giới. Các bộ, ngành và địa phương đã nghiêm túc, quyết liệt thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ nhằm đạt kết quả cao nhất mục tiêu đề ra. Nhờ đó, tình hình kinh tế – xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Long An nói riêng, duy trì xu hướng tích cực, các ngành, lĩnh vực đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo đà tăng trưởng cho các tháng, quý tiếp theo.

 Dưới sự chỉ đạo và quan tâm của Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của các sở, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội tỉnh đạt được kết quả khả quan trên hầu hết các lĩnh vực. Sản xuất nông nghiệp và thủy sản, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực; chăn nuôi tiếp tục hình thành và phát triển mạnh các chuỗi gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,94% so với tháng trước và tăng 11,88% so với cùng kỳ. Hoạt động thương mại, dịch vụ, vận tải phát triển khá mạnh, tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp để kích cầu du lịch và phát triển thương mại dịch vụ. Tình hình cụ thể trong tháng như sau:

 I. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

1. Nông nghiệp

a. Trồng trọt

Cây lúa

- Lúa hè thu 2024: Đến thời điểm 15/8/2024 diện tích gieo cấy ước đạt 222.124 ha, tăng 2,01% so cùng kỳ, diện tích tăng chủ yếu là do nông dân thu hoạch vụ lúa đông xuân sớm, xuống giống sớm vụ hè thu, tập trung tại huyện Tân Thạnh, huyện Tân Hưng và một số xã của Thị xã Kiến Tường. Hiện số diện tích gieo sạ sớm đã cho thu hoạch, ước đạt 174.400 ha (tăng 4,11% so với cùng kỳ); năng suất ước đạt 53 tạ/ha (giảm 4,28%), năng suất giảm do thời tiết không thuận lợi, nắng nóng kéo dài, dịch bệnh. Sản lượng thu hoạch ước đạt 924.320 tấn (giảm 0,34%), số diện tích còn lại đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông.

- Lúa thu đông 2024: Diện tích gieo cấy ước đạt 44.700 ha, tăng 2,52% so cùng kỳ, diện tích tăng chủ yếu ở các huyện Tân Thạnh, Tân Hưng và một số xã của Thị xã Kiến Tường trên nền thu hoạch sớm của vụ hè thu 2024.

Tình hình sâu bệnh trên lúa hè thu 2024: Các sinh vật gây hại trên lúa hè thu 2024 tăng diện tích nhiễm so với tháng trước, tăng nhiều nhất là các đối tượng bệnh đạo ôn lá, rầy phấn trắng, bệnh cháy bìa lá do tháng qua thời tiết nắng nóng ẩm độ cao, có mưa lớn ở nhiều vùng kết hợp với các trà lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh, đòng trổ nên tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng này phát sinh và gây hại. Các sinh vật gây hại như:  bệnh đạo ôn lá (4.596 ha), rầy phấn trắng (3.454 ha), bệnh cháy bìa lá (2.155 ha), bệnh đạo ôn cổ bông (1.030 ha), ngộ độc phèn (330 ha), bệnh lem lép hạt (310 ha), sâu cuốn lá nhỏ (300 ha), bệnh thối hạt vi khuẩn (280 ha), sâu đục thân (207 ha), chuột (197 ha), bệnh vàng lá chín sớm (228 ha), rầy nâu (42 ha), ốc bươu vàng (30 ha),…

Một số cây hàng năm khác: Rau các loại trồng được 12.216 ha, giảm 8,64% so với cùng kỳ, diện tích giảm do ảnh hưởng của thời tiết, một phần do giá lúa cao nên người nông dân chuyển sang trồng lúa; cây bắp (ngô) 284 ha (giảm 8,37%); đậu phộng 159 ha (tăng 10,32%).

Biểu 1. Diện tích gieo trồng một số cây trồng chủ yếu

            (đến ngày 15/8/2024)

 

Thực hiện

cùng kỳ

năm trước

(ha)

 

Thực hiện

kỳ báo cáo

(ha)

 

 

Thực hiện kỳ

báo cáo so

với cùng kỳ

năm trước

(%)

Diện tích gieo cấy lúa

 

 

 

Lúc hè thu

217.757

222.124

102,01

Lúc thu đông

043.600

044.700

102,52

Diện tích gieo trồng một số cây khác

 

 

 

Ngô

000.310

000.284

091,63

Thanh long

007.809

008.155

104,43

Chanh

011.373

011.256

098,97

Đậu phộng

000.144

000.159

110,32

Rau các loại

013.371

012.216

091,36

Một số cây lâu năm chủ yếu

- Cây thanh long: Diện tích ước đạt 8.155 ha, tăng 4,43% so cùng kỳ; diện tích trồng chủ yếu tập trung ở huyện Châu Thành, Tân Trụ và thành phố Tân An. Sản lượng ước đạt 158 nghìn tấn, tăng 5,06% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tăng do một số diện tích trồng mới đã cho trái.

- Cây chanh: Diện tích ước đạt 11.256 ha, giảm 1,03% so cùng kỳ. Diện tích giảm do một số diện tích đất chuyển sang xây dựng nhà dân cư.

Tình hình tiêu thụ

 Giá một số nông sản bình quân tháng 8 năm 2024 so với tháng 7 năm 2024 dao động như sau: lúa vụ hè thu loại thường 8.516 đồng/kg (tăng 80 đồng/kg); lúa đặc sản/chất lượng cao vụ hè thu 9.069 đồng/kg (tăng 51 đồng/kg); nếp 8.446 đồng/kg (giảm 248 đồng/kg); bắp (ngô) hạt khô 8.000 đồng/kg (bằng tháng 7/2024); thanh long ruột trắng 12.000 đồng/kg (giảm 2.000 đồng/kg); thanh long ruột đỏ 17.609 đồng/kg (giảm 5.285 đồng/kg); chanh không hạt 12.085 đồng/kg (tăng 2.008 đồng/kg),...


Hình 1. Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm

Anh-tin-bai

 

b. Chăn nuôi        

Chăn nuôi trong tháng 8/2024 gặp khó khăn, do thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh phát sinh. Đặc biệt là bệnh lở mồm long móng và bệnh dịch tả heo Châu Phi.

Biểu 2. Sản phẩm chăn nuôi tháng 8 năm 2024

 

Đơn vị

Tính

 

Chính thức

cùng kỳ

năm trước

Ước thực

hiện tháng

8/2024

So sánh

cùng kỳ

(%)

I. Gia súc

 

 

 

 

1. Trâu

tấn

00.030

00.032

106,67

2.

tấn

00.831

01.234

148,50

Sữa bò

tấn

02.166

02.150

099,28

3. Heo

tấn

01.733

01.545

089,14

II. Gia cầm

 

 

 

 

1. Thịt gia cầm

tấn

04.000

04.900

122,50

Trong đó: Thịt gà

tấn

03.324

03.636

109,41

2. Sản lượng trứng

1000 quả

55.000

58.000

105,45

Trong đó: trứng gà

1000 quả

47.125

49.824

105,73

 Ước tháng 8 năm 2024, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng là 32 tấn (tăng 6,67% so với cùng kỳ); thịt bò 1.234 tấn (tăng 48,50%); thịt heo 1.545 tấn (giảm 10,86%); thịt gia cầm 4.900 tấn (tăng 22,50%); trứng gia cầm 58.000 nghìn quả (tăng 5,45%), trong đó: thịt gà 3.636 tấn (tăng 9,41%), trứng gà 49.824 nghìn quả (tăng 5,73%). Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 320 tấn (giảm 2,74% so với cùng kỳ năm trước); thịt bò 6.950 tấn (tăng 0,72%); thịt heo 14.600 tấn (giảm 3,31%); thịt gia cầm 37.050 tấn (tăng 16,82%); trứng gia cầm 462.720 nghìn quả (tăng 5,28%), trong đó: thịt gà 29.800 tấn (tăng 24,17%), trứng gà 395.000 nghìn quả (tăng 3,95%).

Tình hình dịch bệnh

Trong tháng 8/2024, bệnh dịch tả heo Châu Phi xảy ra tại 3 hộ ở xã Thạnh Hưng, huyện Tân Hưng và thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh với tổng số con tiêu hủy là 137 con, trọng lượng 10.767 kg. Bệnh lở mồm long móng xảy ra tại 20 hộ, tại 01 xã của huyện Mộc Hóa, số con bệnh là 44 con, không có con chết. Các bệnh khác trong tháng không có phát sinh.

Từ đầu năm đến nay bệnh dịch tả heo Châu Phi đã xảy ra tại 41 hộ thuộc 24 xã ở 7 huyện: Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa, Thủ Thừa và Châu Thành với tổng tiêu hủy là 1.197 con, trọng lượng 65.912,9 kg. Bệnh lở mồm long móng xảy ra tại 20 hộ, ở 01 xã của huyện Mộc Hóa với số con bệnh là 44 con, chết 0 con. Bệnh dại động vật xảy ra 9 trường hợp tại 8 xã ở 3 huyện: Đức Hòa, Đức Huệ, Tân Hưng. Bệnh cúm gia cầm xảy ra tại 01 hộ thuộc xã Hòa Khánh Đông, huyện Đức Hòa với tổng số gia cầm tiêu hủy là 2.010 con. Các bệnh còn lại như: heo tai xanh, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò không có phát sinh.

Công tác phòng chống dịch bệnh

 Lũy kế đến nay, toàn tỉnh đã tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng 116.969 liều trên trâu, bò, heo và dê; bệnh dại 102.901 liều; bệnh heo tai xanh 12.390 liều; bệnh cúm gia cầm 2.832.038 liều; bệnh viêm da nổi cục 82.809 liều; bệnh tụ huyết trùng trâu, bò 67.010 liều.

Tình hình tiêu thụ

 Giá sản phẩm chăn nuôi bình quân tháng 8 năm 2024 so với tháng trước dao động như sau: giá thịt trâu hơi 60.332 đồng/kg; thịt bò hơi 77.072 đồng/kg (đều bằng với tháng trước); thịt heo hơi 62.540 đồng/kg (giảm 1.455 đồng/kg); gà ta thịt hơi 94.762 đồng/kg (giảm 253 đồng/kg); trứng gà công nghiệp 20.751 đồng/10 quả (tăng 840 đồng/10 quả); vịt thịt hơi 50.361 đồng/kg (giảm 2.124 đồng/kg); trứng vịt 25.450 đồng/10 quả (giảm 762 đồng/10 quả).

 2. Lâm nghiệp

Diện tích rừng toàn tỉnh đến nay là 20.878,40 ha gồm: rừng đặc dụng 1.833,79 ha; rừng phòng hộ 2.087,58 ha; rừng sản xuất 16.957,03 ha. Diện tích giảm 307,57 ha so với đầu năm, do diện tích đã khai thác chưa trồng lại. Độ che phủ rừng của tỉnh năm 2024 là 4,23%.

Diện tích rừng trồng mới tập trung

 Ước tháng 8 năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 51 ha diện tích rừng trồng mới (tăng 0,99%). Lũy kế từ đầu năm đến nay có 446 ha diện tích trồng mới (giảm 1,0%).

Tình hình khai thác: Ước tháng 8/2024, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 11.200 m³, tăng 1,82% so với cùng kỳ; củi khai thác được 12.700 ster (tăng 0,79%). Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, sản lượng gỗ khai thác 84.500 m³ (giảm 2,65% so với cùng kỳ); củi khai thác 95.100 ster (giảm 3,94%).

Tình hình cháy rừng: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 7 vụ cháy, không gây thiệt hại về rừng.

Hình 2. Diện tích rừng trồng mới và sản lượng lâm nghiệp

8 tháng năm 2024

Anh-tin-bai

 

3. Thủy sản

Sản lượng thủy sản tháng 8/2024 ước đạt 12.471 tấn, tăng 20,26% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 9.844 tấn (tăng 27,02%); tôm đạt 1.954 tấn (giảm 0,20%); thủy sản khác đạt 673 tấn (tăng 1,66%). Trong 8 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản ước đạt 96.334 tấn, tăng 17,60% so với cùng kỳ (cá đạt 77.422 tấn, tăng 21,92%; tôm đạt 15.007 tấn, tăng 3,19%; thủy sản khác đạt 3.905 tấn, tăng 0,89%).

- Thủy sản nuôi trồng: Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng ước đạt 11.682 tấn, tăng 22,03% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 9.422 tấn (tăng 28,72%); tôm 1.880 tấn (giảm 0,16%); thủy sản khác 380 tấn (tăng 2,70%). Thủy sản nuôi trồng 8 tháng đầu năm 2024 ước đạt 91.835 tấn, tăng 18,94% so với cùng kỳ (cá đạt 74.392 tấn, tăng 23,41%; tôm 14.498 tấn, tăng 3,71%; thủy sản khác 2.945 tấn, giảm 0,20%). Trong tháng sản lượng cá tra nuôi công nghiệp ước 8.600 tấn, tăng 32,31% so với cùng kỳ năm trước; lũy kế 8 tháng đầu năm 2024 đạt 68.200 tấn, tăng 28,20% so với cùng kỳ.

Trong tháng 8 năm 2024, diện tích thả nuôi tôm ước đạt 502 ha, giảm 1,80% so với cùng kỳ năm 2023; diện tích thu hoạch ước 434 ha (giảm 0,69%); năng suất thu hoạch ước đạt 4,33 tấn/ha (tăng 0,46%); sản lượng thu hoạch ước đạt 1.880 tấn (giảm 0,16%). Trong đó, tôm sú diện tích thả nuôi ước đạt 52 ha (giảm 7,47%); diện tích thu hoạch 39 ha (giảm 2,50%); năng suất đạt 3,33 tấn/ha (tăng 9,92%); sản lượng đạt 130 tấn (giảm 2,26%) và tôm thẻ chân trắng diện tích thả nuôi ước đạt 450 ha (giảm 1,10%); diện tích thu hoạch ước 395 ha (giảm 0,50%); năng suất đạt 4,43 tấn/ha (tăng 0,45%); sản lượng ước đạt 1.750 tấn (bằng cùng kỳ).

Lũy kế đầu năm đến nay, diện tích thả nuôi tôm ước 4.325 ha, tăng 1,97% so với cùng kỳ năm trước (tôm sú 377 ha, giảm 1,59%; tôm thẻ chân trắng 3.948 ha, tăng 2,32%); diện tích thu hoạch ước đạt 3.192 ha, giảm 11,27% so cùng kỳ (tôm sú 213 ha, giảm 13,31%; tôm thẻ chân trắng 2.979 ha, giảm 11,12%); năng suất ước đạt 4,54 tấn/ha, tăng 17,62% so cùng kỳ (tôm sú đạt 3,04 tấn/ha, giảm 14,61%; tôm thẻ chân trắng 4,65 tấn/ha, tăng 19,85%); sản lượng ước đạt 14.498 tấn, tăng 4,48% so cùng kỳ năm 2023 (tôm sú 647 tấn, giảm 25,96%; tôm thẻ chân trắng 13.851 tấn, tăng 6,53%).

- Thủy sản khai thác: Sản lượng thủy sản khai thác tháng 8/2024 ước 789 tấn, giảm 1,0% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: sản lượng thủy sản khai thác nội địa ước 524 tấn (giảm 1,69%); sản lượng thủy sản khai thác biển ước 265 tấn (tăng 0,38%).

Biểu 3. Sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024

Đơn vị tính: Tấn

 

Ước thực

hiện tháng

8/2024

 

 

Lũy kế

từ đầu

năm đến

cuối tháng

8/2024

Tháng

8/2024

so tháng

8/2023

(%)

Lũy kế

so cùng kỳ

năm 2023

(%)

 

TỔNG

12.471

96.334

120,26

117,60

I. Thủy sản khai thác

00.789

04.499

099,00

094,74

1. Sản lượng khai thác thủy sản biển

00.265

01.915

100,38

095,22

2. Sản lượng khai thác thủy sản nội địa

00.524

02.584

098,31

094,40

II. Thủy sản nuôi trồng

11.682

91.835

122,03

118,94

1. Cá

09.422

74.392

128,72

123,41

2. Tôm

01.880

14.498

099,84

103,71

3. Thủy sản khác

00.380

02.945

102,70

099,80

 

Lũy kế đến nay, sản lượng thủy sản khai thác ước 4.499 tấn, giảm 5,25% so với cùng kỳ, trong đó: sản lượng thủy sản khai thác nội địa ước 2.584 tấn (giảm 5,60%); sản lượng khai thác biển 1.915 tấn (giảm 4,78%).

- Tình hình tiêu thụ: Giá thủy sản bình quân tháng 8/2024 so với tháng trước dao động như sau:

+ Tôm sú: Loại 30 con/kg có giá 201.882 đồng/kg (giảm 2.096 đồng/kg); loại 40 con/kg, giá 184.103 đồng/kg (giảm 490 đồng/kg); loại từ 40 con/kg trở lên, giá 162.865 đồng/kg (tăng 1.215 đồng/kg).

+ Tôm thẻ chân trắng: Loại cỡ 110 con/kg có giá 70.000 đồng/kg (giảm 5.000 đồng/kg), loại cỡ 80 con/kg, giá 80.973 đồng/kg (giảm 3.547 đồng/kg); loại cỡ 60 con/kg, giá 94.574 đồng/kg (giảm 6.456 đồng/kg); loại cỡ 40 con/kg, giá 114.653 đồng/kg (giảm 491 đồng/kg).

+ Thủy sản khác: Cá tra loại size từ 0,7 đến dưới 1 kg/con có giá 20.388 đồng/kg (tăng 171 đồng/kg); loại size từ 1 kg/con trở lên 22.679 đồng/kg (tăng 440 đồng/kg); cá trê nuôi 29.684 đồng/kg (tăng 1.735 đồng/kg); cá lóc đồng 115.230 đồng/kg (tăng 758 đồng/kg);…

Hình 3. Sản lượng thủy sản 8 tháng năm 2024

so với cùng kỳ năm 2023

Anh-tin-bai

 

II. Sản xuất công nghiệp

Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trong tháng tiếp tục phát triển, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 11,88% so với cùng kỳ. Trong đó, chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo tăng 12,15%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,76%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,92%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng đầu năm 2024 tăng 8,0% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,81%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,14%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,73%.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 8 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp như: ngành sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 37,52%; ngành in, sao chép bản ghi các loại tăng 30,29%; ngành sản xuất thiết bị điện tăng 27,42%; ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 22,92%; sản xuất trang phục tăng 20,82%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 8/2024 có mức tăng cao so cùng kỳ như: sản phẩm gia dụng và sản phẩm phục vụ vệ sinh khác bằng plastic (tăng 57,81%); động cơ khác, bao gồm cả động cơ vạn năng (tăng 45,53%); vải dệt thoi từ sợi tơ nhân tạo (tăng 41,96%); ống khác không nối, mặt cắt hình tròn bằng sắt, thép không hợp kim (tăng 39,97%); vải dệt thoi từ sợi tơ tổng hợp (tăng 34,27%); hộp và thùng bằng giấy nhăn và bìa nhăn (tăng 23,42%); thanh nhôm, que nhôm, nhôm ở dạng hình (tăng 19,09%);…

Hình 4. Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2024

so với cùng kỳ năm 2023

Anh-tin-bai

 

Lũy kế đến cuối tháng 8 năm 2024 có 43/70 nhóm sản phẩm có tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước: có 21/43 nhóm sản phẩm tăng trên 20%, như: cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục khác 3.975 tấn (tăng 68,79%); giường bằng gỗ các loại 7.440 chiếc (tăng 52,94%); phân bón và các hỗn hợp nitơ khác chưa phân vào đâu 66,58 nghìn tấn (tăng 48,72%); thanh nhôm, que nhôm, nhôm ở dạng hình 6,02 nghìn tấn (tăng 43,14%); cà phê bột các loại 9.826 tấn (tăng 31,73%); giày, dép có đế hoặc mũ bằng da 3,25 triệu đôi (tăng 23,83%);… Có 9/43 nhóm sản phẩm tăng từ 10 - 20%, như: đinh, đinh mũ, ghim dập 12,79 nghìn tấn (tăng 19,08%); dịch vụ sản xuất sản phẩm bằng kim loại chưa được phân vào đâu 379,24 tỷ đồng (tăng 15,05%); nước khoáng không có ga 255,52 triệu lít (tăng 13,79%); áo sơ mi cho người lớn dệt kim hoặc đan móc 12,84 triệu cái (tăng 12,27%); điện thương phẩm 5.138 triệu KWh (tăng 11,65%); thức ăn cho thuỷ sản 599,13 nghìn tấn (tăng 11,41%);… Có 13/43 nhóm sản phẩm tăng dưới 10%, như: ván ép từ gỗ và các vật liệu tương tự 175,93 nghìn m³ (tăng 9,74%); dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế 28.354 triệu đồng (tăng 8,21%); bê tông trộn sẵn 402,18 nghìn m³ (tăng 7,63%); hạt điều khô 43,35 nghìn tấn (tăng 4,20%); sợi xe từ các loại sợi tự nhiên 41,87 nghìn tấn (tăng 2,12%); ống tuýp, ống dẫn và ống vòi loại cứng 21,37 nghìn tấn (tăng 2,0%);…

Có 27/70 nhóm sản phẩm có tốc độ giảm so cùng kỳ, gồm: Có 9/27 nhóm sản phẩm có tốc độ giảm trên 20%, như: sắt, thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm 204,29 nghìn tấn (giảm 41,30%); thân xe có động cơ dùng cho xe vận tải hàng hóa và xe chở từ 10 người trở lên 332 cái (giảm 37,36%); sơn và vecni, tan trong môi trường không chứa nước 18,48 nghìn tấn (giảm 29,62%); tủ bằng gỗ khác 20.259 chiếc (giảm 26,74%); gạo đã xay xát 391,09 nghìn tấn (giảm 22,01%);… Có 6/27 nhóm sản phẩm giảm từ 10 - 20%, như: ba lô 6,71 triệu cái (giảm 18,76%); bao bì đóng gói khác bằng plastic 52,73 nghìn tấn (giảm 18,65%); dịch vụ vận hành hệ thống thoát nước 10,68 tỷ đồng (giảm 18,46%); sợi từ bông nhân tạo 8,69 nghìn tấn (giảm 14,46%); giày, dép thể thao có đế ngoài và mũ giày bằng cao su và plastic 22,13 triệu đôi (giảm 14,19%); dịch vụ sản xuất hoá dược và dược liệu 38,09 tỷ đồng (giảm 13,60%). Có 12/27 nhóm sản phẩm giảm dưới 10%, như: điốt phát sáng 237,49 triệu chiếc (giảm 9,32%); thuốc lá có đầu lọc 67,42 triệu bao (giảm 7,70%); thức ăn cho gia súc 395,14 nghìn tấn (giảm 6,70%); cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại 63,67 nghìn tấn (giảm 4,16%); dầu và mỡ bôi trơn 3,84 nghìn tấn (giảm 3,55%);…

Biểu 4. Chỉ số sản xuất công nghiệp một số ngành chủ yếu

Đơn vị tính: %

 

Tháng 8/2024 so với tháng 7/2024

Tháng 8/2024 so với cùng kỳ năm 2023

TỔNG SỐ

104,94

111,88

Chia theo ngành công nghiệp cấp 1

 

 

1. Công nghiệp chế biến, chế tạo

105,19

112,15

2. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,...

101,64

108,76

3. Cung cấp nước, hoạt động quản lý và

xử lý rác thải,...

100,32

104,92

Một số ngành công nghiệp chủ yếu (ngành công nghiệp cấp 2)

 

 

1. Sản xuất chế biến thực phẩm

103,92

193,67

2. Dệt

115,54

120,70

3. Sản xuất trang phục

107,99

161,76

4. Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan

097,23

087,48

5. Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ

164,04

188,77

6. Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy

195,60

112,29

7. Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic

102,89

120,97

8. Sản xuất sản phẩm từ khoáng

phi kim loại khác

199,66

198,60

9. Sản xuất kim loại

100,34

107,72

10. Khai thác, xử lý và cung cấp nước

100,24

105,96

 

Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp ước tính tháng 8 năm 2024 tăng 0,50% so với tháng trước và tăng 9,69% so với cùng kỳ. Trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 9,91% so cùng kỳ; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí giảm 0,35% so với tháng trước và tăng 0,61% so cùng kỳ; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải bằng với tháng trước và giảm 1,39% so cùng kỳ. Lũy kế đến cuối tháng 8/2024, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tăng 1,27% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,30%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,35%; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải giảm 0,44%.

III. Hoạt động doanh nghiệp

Trong tháng 8/2024, có 216 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 3% so với cùng kỳ), tổng số vốn đăng ký 1.491 tỷ đồng (tăng 33% so với cùng kỳ); có 37 doanh nghiệp thông báo tạm ngừng hoạt động và hiện nay đã có thông báo hoạt động trở lại (tăng 105% so với cùng kỳ); có 48 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh (giảm 11% so với cùng kỳ); giải thể 21 doanh nghiệp (giảm 32% so với cùng kỳ).

Hình 5: Tình hình doanh nghiệp 8 tháng năm 2024

so cùng kỳ năm 2023

Anh-tin-bai

 

Trong 8 tháng đầu năm 2024, có 1.743 doanh nghiệp được thành lập mới (tăng 45% so với cùng kỳ), tổng số vốn đăng ký 15.193 tỷ đồng (tăng 26%); có 336 doanh nghiệp thông báo tạm dừng hoạt động và hiện nay đã có thông báo hoạt động trở lại (tăng 18%); tạm ngừng hoạt động kinh doanh 682 doanh nghiệp (tăng 27%); giải thể 165 doanh nghiệp (giảm 1%).

IV. Đầu tư phát triển

Công tác xúc tiến, thu hút, hỗ trợ đầu tư trong tháng tiếp tục được quan tâm thực hiện. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả trong thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn mình quản lý, quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ tích cực để các nhà đầu tư triển khai nhanh các dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn.

Ước thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 8 năm 2024 đạt 995,35 tỷ đồng, tăng 4,53% so tháng trước và giảm 10,87% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 760,62 tỷ đồng, tăng 3,05% so tháng trước và giảm 15,56% so cùng kỳ; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 234,73 tỷ đồng, tăng 9,65% so tháng trước và tăng 8,66% so cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024 vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý ước đạt 5.625,32 tỷ đồng, tăng 11,97% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 4.245,74 tỷ đồng, tăng 5,83%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 1.379,58 tỷ đồng, tăng 36,32%.

Biểu 5. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Đơn vị tính: Tỷ đồng

 

Thực hiện

7/2024

 

 

 

 

Dự tính

8/2024

 

 

 

 

Tháng 8

năm 2024

so với

cùng kỳ

năm trước

(%)

TỔNG SỐ

952,20

995,35

089,13

I. Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh

738,12

760,62

084,44

1. Vốn cân đối ngân sách tỉnh

320,84

349,97

100,32

2. Vốn TW hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu

170,58

156,48

044,22

3. Vốn nước ngoài (ODA)

000,06

000,15

001,36

4. Xổ số kiến thiết

246,64

254,01

135,79

II. Vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện

214,08

234,73

108,66

1. Vốn cân đối ngân sách huyện

200,51

218,89

109,89

2. Vốn khác

013,57

015,84

094,08

Hình 6. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước

8 tháng năm 2024

Anh-tin-bai

 

V. Thương mại, giá cả

1. Nội thương

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 năm 2024 đạt 8.597,32 tỷ đồng, tăng 3,49% so tháng trước và tăng 19,12% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: bán lẻ ước đạt 5.365,43 tỷ đồng, giảm 0,39% so tháng trước và tăng 18,97% so cùng kỳ; dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước đạt 864,75 tỷ đồng, tăng 0,47% so tháng trước và tăng 23,06% so cùng kỳ; dịch vụ khác ước đạt 2.367,14 tỷ đồng, tăng 14,89% so tháng trước và tăng 18,06% so cùng kỳ.

Biểu 6. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Đơn vị tính: Tỷ đồng

 

Ước tính
tháng 8
năm 2024

Tháng 8/2024
so với tháng trước (%)

Tháng 8/2024 so với cùng kỳ năm trước (%)

TỔNG

8.597,32

103,49

119,12

Bán lẻ hàng hóa

5.365,43

199,61

118,97

Dịch vụ lưu trú

0.029,83

104,79

115,23

Dịch vụ ăn uống

0.827,35

100,35

123,67

Du lịch lữ hành

0.007,57

196,87

096,63

Dịch vụ khác

2.367,14

114,89

118,06

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng đầu năm 2024 ước đạt 66.924,59 tỷ đồng, tăng 17,10% so cùng kỳ. Trong đó, bán lẻ hàng hóa ước đạt 42.843,26 tỷ đồng (tăng 21,13%); dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước đạt 6.807,26 tỷ đồng (tăng 16,29%); dịch vụ khác ước đạt 17.274,07 tỷ đồng (tăng 8,45%).

Hình 7. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

8 tháng năm 2024

Anh-tin-bai

 

2. Giá cả

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2024 giảm 0,38% so với tháng trước và tăng 2,09% so với cùng kỳ. Có 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước, gồm: nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,15% (trong đó rượu vang tăng 0,46%; thuốc lá tăng 0,28%), đóng góp vào mức tăng chung CPI 0,01 điểm phần trăm; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép, nhóm giáo dục và nhóm hàng hóa và dịch vụ khác đều tăng 0,08%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,02%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,01%. Có 2/11 nhóm có CPI không đổi so với tháng trước là nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm bưu chính viễn thông. Có 3/11 nhóm hàng hóa dịch vụ có chỉ số giá giảm là nhóm giao thông giảm 2,52% (chủ yếu là giá xăng giảm 5,21% và dầu diesel giảm 6,95%) tác động vào mức giảm chung CPI 0,18 điểm phần trăm; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,43% và nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,38%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 8 tháng đầu năm 2024 tăng 3,62% so với cùng kỳ năm trước. Có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với cùng kỳ, gồm: nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 9,58%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 8,12%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,49%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,39%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 3,10%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,88%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,72%; nhóm giao thông tăng 1,70%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,18%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,37%. Riêng nhóm giáo dục có chỉ số giá tiêu dùng bình quân giảm 2,51% so với cùng kỳ năm 2023.

Hình 8. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 năm 2024

Anh-tin-bai

 

Chỉ số giá vàng tháng 8/2024 tăng 1,81% so với tháng trước, tăng 35,94% so với cùng kỳ năm trước, tăng 25,43% so với tháng 12 năm 2023; chỉ số giá đô la Mỹ tháng 8/2024 giảm 0,53% so với tháng 7/2024, tăng 5,93% so với cùng kỳ năm trước, tăng 3,70% so với tháng 12 năm trước. Bình quân 8 tháng đầu năm 2024 chỉ số giá vàng tăng 27,39% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số giá đô la Mỹ tăng 5,76%.

VI. Vận tải, du lịch

Vận tải: Tổng doanh thu vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 8 năm 2024 ước đạt 573,17 tỷ đồng, tăng 1,91% so tháng trước và tăng 24,64% so cùng kỳ năm trước.

Doanh thu vận tải hành khách ước đạt 72,13 tỷ đồng (tăng 4,07% so tháng trước và tăng 16,12% so cùng kỳ); khối lượng vận chuyển hành khách ước đạt 1.840,69 nghìn lượt người (tăng 5,34% so tháng trước và tăng 15,10% so cùng kỳ). Khối lượng luân chuyển hành khách ước đạt 47.540,21 nghìn lượt người.km (tăng 5,45% so tháng trước và tăng 16,23% so cùng kỳ).

Doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 273,20 tỷ đồng (tăng 2,75% so tháng trước và tăng 26,58% so cùng kỳ); khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 1.630,01 nghìn tấn (tăng 2,01% so tháng trước và tăng 15,63% so cùng kỳ); khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 58.894,69 nghìn tấn.km (tăng 1,51% so với tháng trước và giảm 5,44% so cùng kỳ).

Tổng doanh thu vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong 8 tháng đầu năm 2024 ước đạt 4.413,86 tỷ đồng, tăng 21,95% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Doanh thu vận tải hành khách đạt 539,32 tỷ đồng, tăng 29,29% so cùng kỳ; khối lượng vận chuyển hành khách ước đạt 15.860,77 nghìn lượt người, tăng 17,99% so cùng kỳ; luân chuyển hành khách ước đạt 375.275,35 nghìn lượt người.km, tăng 19,16% so cùng kỳ. Doanh thu vận tải hàng hóa đạt 2.080,75 tỷ đồng, tăng 17,96% so cùng kỳ; khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 13.111,34 nghìn tấn, tăng 7,15% so cùng kỳ; luân chuyển hàng hóa ước đạt 498.947,97 nghìn tấn.km, tăng 3,43% so cùng kỳ.

Biểu 7. Vận tải hành khách/hàng hóa

tháng 8/2024 phân theo ngành vận tải

 

Số lượt hành khách/

hàng hóa

Tốc độ tăng/giảm so với
cùng kỳ năm trước (%)

Vận

chuyển

Luân

chuyển

Vận

chuyển

Luân

chuyển

Hành khách

(Nghìn HK/ nghìn HK.km)

1.840,69

47.540,21

115,10

116,23

Đường bộ

1.674,73

46.407,72

115,13

116,53

Đường thủy nội địa

165,95

1.132,49

114,79

105,03

Hàng hóa

(Nghìn tấn/ nghìn tấn.km)

1.630,01

58.894,69

115,63

94,56

Đường bộ

768,08

16.395,87

112,95

114,84

Đường thủy nội địa

861,93

42.498,82

118,14

88,54

 

Hình 9. Khối lượng vận tải hành khách và hàng hóa

          8 tháng năm 2024

Anh-tin-bai

 

Du lịch: Long An đã và đang nỗ lực quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu thông tin du lịch, văn hóa, lễ hội, ẩm thực đến du khách trong và ngoài nước; không ngừng xây dựng hình ảnh du lịch vui tươi, lành mạnh và an toàn. Trong tháng 8, khách du lịch đến Long An ước đạt 125.000 lượt người, tăng 12% so với cùng kỳ, trong đó có 2.200 lượt khách quốc tế; doanh thu ước đạt 85 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 9 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, trong đó có 1 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và 8 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; 286 cơ sở lưu trú du lịch với 4.609 phòng.

VII. Tài chính, tiền tệ

Tài chính: Lũy kế từ đầu năm đến ngày 28/8/2024, thu ngân sách nhà nước đạt 18.323,87 tỷ đồng, đạt 86,07% dự toán và tăng 46,19% so cùng kỳ. Trong đó: thu nội địa đạt 15.588,22 tỷ đồng, bằng 88,08% dự toán và tăng 47,78% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 2.735,65 tỷ đồng, bằng 76,20% dự toán và tăng 37,71% so cùng kỳ.

Hình 10. Thu, chi ngân sách 8 tháng đầu năm 2024

Anh-tin-bai

 

Tổng chi ngân sách địa phương là 14.937,35 tỷ đồng, đạt 78,24% dự toán tỉnh giao và tăng 4,53% so cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển 8.308,0 tỷ đồng, đạt 128,59% dự toán và giảm 5,63% so cùng kỳ; chi thường xuyên 6.623,62 tỷ đồng, đạt 66,30% dự toán và tăng 20,89% so cùng kỳ.

Tiền tệ: Tổng nguồn vốn huy động đến cuối tháng 8/2024 ước đạt 108.932 tỷ đồng, tăng 4,52% so với đầu năm và tăng 9,28% so cùng thời điểm năm trước; tổng dư nợ tín dụng ước đạt 139.962 tỷ đồng, tăng 5,15% so với đầu năm và tăng 11,19% so cùng thời điểm năm trước. Nợ xấu 2.482 tỷ đồng, tăng 51,07% so với đầu năm và tăng 28,20% so cùng thời điểm năm trước; tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh là 1,8%.

VIII. Một số vấn đề xã hội

 1. Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội

Trong tháng 8/2024, công tác an sinh trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Công tác chăm lo đời sống người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và các đối tượng bảo trợ xã hội được quan tâm thực hiện.

Trong tháng, cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Long An tiếp nhận mới 28 học viên. Đến thời điểm hiện tại, cơ sở đang quản lý 977 học viên (954 bắt buộc, 14 tự nguyện, 9 học viên lưu trú tạm thời).

 2. Giáo dục

Trong tháng 8/2024, ngành Giáo dục thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025; Tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị khai giảng năm học mới 2024-2025 tại một số địa phương trong tỉnh; Tổ chức Hội nghị tổng kết triển khai thí điểm Học bạ số cấp tiểu học; Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 cấp mầm non, tiểu học; Tham dự Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ 30 năm 2024 tại Hà Nội; Phối hợp Tỉnh đoàn chọn cử học sinh tham dự Liên hoan thiếu nhi 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia “Vòng tay bè bạn” năm 2024; Phối hợp Công ty VEPIC Chi nhánh TP.HCM tổ chức chương trình trao tặng sách cho thư viện của một số trường tiểu học trong tỉnh.

 3. Y tế

Hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được kiểm soát chặt chẽ. Theo báo cáo từ Sở Y tế một số bệnh được ghi nhận đến cuối tháng 7 năm 2024 như: Bệnh sốt xuất huyết ghi nhận 766 ca (giảm 62% so với cùng kỳ); bệnh tay chân miệng 1.553 ca (tăng 16,5%); bệnh quai bị 8 ca (tăng 14,29%); bệnh thủy đậu 114 ca (tăng 15,1%); bệnh tiêu chảy 1.159 ca (tăng 24%); bệnh viêm gan siêu vi B 1.530 ca (tăng 0,6%).

Đến cuối tháng 7 năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 195 ca nhiễm HIV (96 ca nội tỉnh và 99 ca ngoại tỉnh), giảm 27,78% so với cùng kỳ. Số bệnh nhân còn sống đang được quản lý là 4.363 ca (3.438 ca nội tỉnh và 925 ca ngoại tỉnh). Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra ngộ độc thực phẩm.

4. Lao động, việc làm

Trong tháng 8/2024, tỉnh đã tuyển sinh đào tạo 3.968 học việc, lũy kế 20.313 lao động (701 cao đẳng, 3.617 trung cấp, 4.416 sơ cấp, 11.579 thường xuyên), đạt 79,88% kế hoạch. Cấp mới 160, cấp lại 33 và gia hạn 136 giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài; thẩm định nội quy lao động 16 doanh nghiệp; thẩm định, xác nhận 34 doanh nghiệp khai báo 264 máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

5. Văn hóa - thể thao

Văn hóa: Trong tháng 8/2024, toàn tỉnh tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh như kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024); Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029; 79 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2024)... và tuyên truyền công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, chuyển đổi số và triển khai Đề án 06, phòng chống dịch bệnh, phòng chống bạo lực gia đình, đề án phát triển văn hóa đọc... với các hình thức tuyên truyền trực quan (1.800 tấm băng rôn, pa nô), trang trí cờ các loại (2.600), lượt xe tuyên truyền lưu động (180 lượt), trưng bày, triển lãm ảnh (06 cuộc) và đăng bài tuyên truyền lên trang thông tin điện tử trên địa bàn 15 huyện, thị xã, thành phố. Hướng dẫn treo cờ rủ, tạm dừng, hoãn tổ chức các chương trình nghệ thuật, thi đấu thể thao và hoạt động vui chơi, giải trí trên địa bàn tỉnh trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thể thao: Trong tháng 8/2024, đoàn thể thao Long An có 3 vận động viên cùng đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam tham gia thi đấu Giải SEA V.League 2024. Ngoài ra, toàn tỉnh còn tổ chức 26 giải thể thao phong trào và mở 17 lớp hướng dẫn viên, lớp chuyên, năng khiếu hè

6. Tình hình cháy nổ, bảo vệ môi trường

Cháy nổ: Trong tháng 8 năm 2024, trên địa bàn tỉnh, không phát sinh vụ cháy, nổ.

Lũy kế từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 6 vụ cháy (tăng 1 vụ so với cùng kỳ năm trước), không có người chết và bị thương, ước tính thiệt hại 1.307,68 triệu đồng (giảm 4.702 triệu đồng so với cùng kỳ).

Bảo vệ môi trường: Trong tháng, trên địa bàn tỉnh, phát hiện 2 vụ vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường, số tiền xử phạt 370 triệu đồng.

Trong 8 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh phát hiện 17 vụ vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường (tăng 12 vụ so với cùng kỳ). Tổng số tiền xử phạt 1.040,49 triệu đồng (tăng 528,77 triệu đồng so với cùng kỳ).

7. Tai nạn giao thông

Trong tháng 8 năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 32 vụ tai nạn giao thông đường bộ (tăng 8 vụ so tháng trước và tăng 2 vụ so cùng kỳ), làm chết 17 người (tăng 3 người so với tháng 7/2024 và giảm 4 người so cùng kỳ), bị thương 19 người (tăng 5 người so với tháng trước và tăng 5 người so cùng kỳ). Xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông đường thủy (tăng 1 vụ so với tháng trước và tăng 1 vụ so với cùng kỳ), chết 1 người (tăng 1 vụ so với tháng trước và tăng 1 vụ so với cùng kỳ).

Lũy kế từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 210 vụ tai nạn giao thông đường bộ (giảm 42 vụ so cùng kỳ năm trước), làm chết 117 người (giảm 59 người), bị thương 128 người (tăng 17 người). Giao thông đường thủy xảy ra 1 vụ (tăng 1 vụ so với cùng kỳ), chết 1 người (tăng 1 người so với cùng kỳ), không có người bị thương.

Hình 11. Tình hình tai nạn giao thông 8 tháng đầu năm 2024

Anh-tin-bai

 

Bieu KT_XH 8.2024.xlsx

image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1